Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng

Độ phân giải hình ảnh là gì? Những thông tin mà bạn cần biết

Độ phân giải hình ảnh là gì

Trong thông số kỹ thuật của một thiết bị nào đó luôn đi kèm với độ phân giải ảnh tương ứng. Vậy độ phân giải hình ảnh là gì? Có những đơn vị đo độ phân giải ảnh nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn hãy cùng SIC tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

TÌM HIỂU THÊM:

NỘI DUNG CHÍNH

Độ phân giải hình ảnh là gì?

Độ phân giải hình ảnh
độ phân giải hình ảnh

Độ phân giải hình ảnh là tên gọi chỉ lượng thông tin được chứa đựng trong tệp ảnh hiển thị trên màn hình. Hay nói cách khác đó chính là số lượng điểm ảnh hiển thị trên một màn hình chứa.

Độ phân giải của ảnh càng cao sẽ giúp cho việc hiển thị càng chi tiết, rõ nét và mượt hơn. Vì vậy, những bức ảnh có độ phân giải cao có thể chứa nhiều pixel hơn nhiều so với số lượng mà mắt thường có thể nhìn thấy được.

Đơn vị đo độ phân giải

Độ phân giải ảnh thường được đo bằng các đơn vị chủ yếu là pixel và megapixel, trong đó 1 megapixel bằng 1 triệu pixel. 1 pixel có kích thước tương đối là 0,26×0,35 mm.

Trong kỹ thuật, pixel được hiểu là một điểm vật lý trong cấu trúc raster (Raster là kiểu cấu trúc dữ liệu miêu tả không gian dưới dạng một mô hình lưới gồm nhiều ô vuông nhỏ). Địa chỉ của một điểm pixel sẽ tương ứng với tọa độ vật lý IST thông qua biểu hiện 2 đường ngang dọc. Mặt khác, pixel là một đơn vị màu rất nhỏ trong hệ thống cấu trúc tạo ảnh. Nhiều đơn vị màu (pixel) kết hợp với nhau sẽ tạo thành hình ảnh có độ nét và màu sắc tương đồng với thực tế nhất.

Cách tính và quy đổi độ phân giải như sau: (các cột điểm ảnh x các hàng điểm ảnh)/1 triệu.

Chẳng hạn như:

  • Ảnh có độ phân giải là 1220×1019 tương ứng với số điểm ảnh là 1,243,108 pixel, xấp xỉ 1,2 megapixel.
  • Ảnh có độ phân giải là 2592×1944 tương ứng với số điểm ảnh là 5,038,848 pixel, hay độ phân giải xấp xỉ bằng 5 megapixel.

Phân biệt PPI và DPI

Trên thực tế các bạn vẫn thường lẫn lộn giữa số dot và pixel. Vậy chúng có gì giống và khác nhau?

Điểm giống nhau: cả 2 cùng hiển thị mật độ điểm ảnh trên mỗi inch của tấm ảnh.

Điểm khác nhau:

  • PPI: giúp nhận biết được độ lớn của ảnh khi hiển thị trên màn hình và thường dùng cho ảnh hiển thị màn hình. PPI là những ô vuông nhỏ thể hiện số điểm cảm nhận ánh sáng trên inch của cảm biến. Kích thước của PPI sẽ thay đổi nhưng số lượng không đổi.
  • DPI: giúp nhận biết được độ lớn của bức ảnh khi bạn in ra, thường dùng trong in ấn ảnh. DPI có hình dạng là những chấm tròn, kích thước cố định nhưng số lượng thì có thể điều chỉnh trong file photoshop tương ứng với từng loại máy in.

Vai trò của độ phân giải hình ảnh

Đơn vị đo độ phân giải hình ảnh
đơn vị đo độ phân giải hình ảnh

Với các màn hình hiển thị như máy chiếu, máy tính, các thiết bị hiển thị hình ảnh chuyên dụng đều được cài đặt phần mềm kiểm soát độ phân giải. Vì vậy, khi xem chúng rất khó để phân biệt sự thay đổi về độ phân giải ảnh trên màn hình. Tuy nhiên, đối với máy in, bạn có thể dễ dàng thấy được kết quả khác nhau giữa ảnh có độ phân giải thấp và ảnh có độ phân giải cao. 

Vậy độ phân giải hình ảnh bao nhiêu là tốt? Để xác định được độ phân giải tốt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ví dụ như: bạn muốn in bức ảnh 4×6 tại 300 thì bạn cần 1 file gồm 2 cạnh kích thước 4×300 pixel và 6×300 pixel, tương ứng với kích thước 1200×1800 pixel. 

Mối liên hệ giữa độ phân giải và kích thước file

Độ phân giải ảnh và kích thước file có mối liên hệ tỉ lệ thuận với nhau. Hình ảnh càng nhiều megapixel thì càng cần sử dụng nhiều bộ nhớ trên ổ cứng hay website lưu trữ. Bên cạnh đó, định dạng ảnh mà bạn lựa chọn khi lưu trữ cũng ảnh hưởng khá lớn đến kích cỡ của file.

Ví dụ như: 1 tấm ảnh có kích thước 3,1 megapixel được lưu theo định dạng JPEG khi nén ảnh thấp sẽ chiếm khoảng 600 KB dung lượng trong ổ cứng. Trong khi đó, bức ảnh được lưu dưới định dạng không nén TIFF thì chiếm đến 9 MB dung lượng.

Như vậy, bài viết trên đây là những thông tin chi tiết nhất về độ phân giải ảnh mà SIC đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn độ phân giải phù hợp nhất. 

Rate this post

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dung môi pha mực in là gì - Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực in là gì? Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực hiện được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công...

Xem thêm
Tẩy băng keo bằng nước rửa chén

[Khám phá] Top 7+ cách tẩy băng keo hiệu quả tại nhà

Băng keo có thể bám dính trên nhiều loại bề mặt như tường, kình, gỗ,…...

Xem thêm
Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Cách tẩy mực in trên giấy như thế nào? Đôi lúc bạn muốn tẩy một số điểm...

Xem thêm
Copyright Phunuplus