Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng

Dung môi pha mực in là gì? Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực in là gì - Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực hiện được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất. Vậy dung môi pha mực in là gì? Các loại dung môi pha mực phổ biến hiện nay? Để giải đáp vấn đề này, các bạn cùng SiC tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây ngay nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

NỘI DUNG CHÍNH

Tìm hiểu dung môi pha mực in

Tìm hiểu dung môi pha mực in
tìm hiểu dung môi pha mực in

Dung môi pha mực in là loại hóa chất được điều chế dùng trong việc hòa tan các dung môi khác tạo thành một dung dịch nhất định. Dung dịch này có thể hòa tan được trong điều kiện nhiệt độ nhất định. 

Các loại dung môi pha mực có thể tồn tại ở nhiều trạng thái (rắn, lỏng hoặc khí). Vậy công dụng của các loại dung môi này đối với mực in như thế nào? Công dụng của dung môi pha mực phải kể đến như:

  • Pha loãng và bổ sung các tính chất mà mực in thông thường còn thiếu: độ đậm đặc, độ nhớt, độ bóng và sáng của bề mặt mực, trạng thái lưu biến,…
  • Giúp mực in có thể thực hiện được các nhiệm vụ in ấn khác nhau tương ứng với từng loại thiết bị in ấn.

Tại sao nên sử dụng dung môi mực in?

Trên thực tế, các loại mực in khi mua về thường khá đậm đặc khi ở trạng thái nguyên gốc. Do đó, khi in ấn để đảm bảo chất lượng bản in tốt nhất mực in sẽ được pha loãng để tránh lãng phí cũng như tránh tình trạng tắc nghẽn ống mực.

Ngoài ra, với một số nhóm tài liệu, hình ảnh khác khi in sẽ có những yêu cầu về mực in khác nhau. Vì vậy, dung môi mực in đóng vai trò quan trọng trong việc hòa tan cũng như điều chỉnh tính chất mực in để phù hợp nhất với yêu cầu sử dụng.

Các loại dung môi pha mực in thông dụng

Hiện nay, các loại dung môi pha mực sử dụng trên thị trường khá đa dạng tương ứng với nhiều dòng mực, kỹ thuật in khác nhau: dung môi pha mực in ống đồng, dung môi pha mực in offset,….

Các loại dung môi pha mực in thông dụng
các loại dung môi pha mực in thông dụng

Dung môi pha mực Diethylene glycol

Dung môi pha mực Diethylene glycol là loại dung môi thể lỏng, trong suốt với công thức phân tử là C4H10O3. Đây là một trong những loại dung môi pha mực được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay.

Đặc điểm của dung môi DEG:

  • Dễ bay hơi, hút ẩm và mùi vị dễ dàng nhận biết được (vị hơi đắng)
  • Dung môi khi pha loãng có vị hơi ngọt, có thể tồn tại ở nhiệt độ sôi cao
  • Có thể trộn lẫn và hút ẩm mạnh như với Glycerol
  • Dễ dàng hòa tan trong nitrat xenlulozơ, các loại thuốc nhuộm, nhựa
  • Khó hòa tan trong casein, gelatine và dextrin
  • Ngoài ra, DEG sẽ không hòa tan trong các hydrocacbon thơm, hydrocacbon béo, dầu thực vật, động vật, cao su clo hóa, nhựa copal, dầu thông,….

Ứng dụng:

  • DEG chủ yếu là dung môi kết hợp cho màu nhuộm và các thành phần trong mực in, mực viết, mực tàu, dung môi pha mực in phun,…
  • Ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất sơn, công nghiệp hóa chất,…

Dung môi pha mực Xylene

Dung môi pha mực Xylene là loại dung môi được cấu tạo từ 3 phân tử đồng phân gồm meta, para xylene và ortho. Công thức phân tử của Xylene là C6H4(CH3).

Đặc điểm của dung môi Xylene:

  • Là chất lỏng không màu, độ bay hơi vừa phải
  • Có thể hòa tan hầu hết với các dung môi hữu cơ khác cùng với một số dung dịch thông dụng (dầu thực vật, cồn, ether,….)
  • Tuy nhiên, Xylene không thể hòa tan được trong nước
  • Quy trình xử lý Xylene thường phức tạp và nguy hiểm, vì vậy các bạn cần thận trọng khi ứng dụng nó.

Ứng dụng:

  • Xylene thường sử dụng để sơn lên bề mặt nhờ khả năng hòa tan tốt và tốc độ bay hơi chậm hơn so với Toluene.
  • Ứng dụng trong nhiều hoạt động sản xuất khác: tráng men, sơn tàu, sản xuất nhựa, keo dán hay thuốc trừ sâu,…

Dung môi pha mực BC – Butyl Carbitol

Dung môi pha mực Butyl Carbitol là loại dung môi lỏng trung tính với tính ứng dụng cao.

Đặc điểm của dung môi BC:

  • Dung môi không màu, trong suốt và có thể sử dụng với nhiệt độ sôi cao
  • Có thể hòa tan và trộn lẫn với nước cũng như nhiều loại dung môi hữu cơ khác
  • Tỷ lệ pha loãng mực cao và tốc độ bay hơi chậm
  • BC có độ nhớt thấp, mùi nhẹ và có khả năng tạo H2O2 trong điều kiện môi trường có oxi

Ứng dụng:

  • BC được ứng dụng chủ yếu là dung môi pha mực in lụa cho các hệ mực in lụa phổ biến
  • Sử dụng là dung môi kết hợp cho nhựa và màu mực in hệ nước
  • Các loại mực ứng dụng BC: mực bút bi, mực nhuộm, mực in vải, mực dấu,… 

Dung môi pha mực EA – Ethyl acetate

Đây là loại dung môi được đánh giá hiệu quả và tính ứng dụng khá cao. Cấu tạo phân tử của EA là C4H8O2 – CH3COOCH2CH3.

Đặc điểm của dung môi EA:

  • Là chất lỏng không màu, có mùi ngọt nhẹ đặc trưng của ester
  • Có thể hòa tan trong đa số hợp chất: ester, polyvinyl chloride, cao su clo hóa, dung môi cho Nitrocellulose, ether, alcohol,..
  • Tuy nhiên, EA lại khó hòa tan trong nước

Ứng dụng: 

  • Sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất: ngành sơn, chất tẩy sơn móng tay, sản xuất keo dán,…
  • Ứng dụng trong ngành công nghệ dược, sản xuất thuốc lá,..

Những lưu ý khi sử dụng dung môi pha mực in

Những lưu ý khi sử dụng dung môi pha mực in
những lưu ý khi sử dụng dung môi pha mực in

Trên thực tế, bất cứ loại hóa chất nào cũng có những độc tính riêng của chúng. Vì vậy, khi sử dụng các bạn cần phải đảm bảo một số an toàn nhất định.

Để đảm bảo sức khỏe cũng như những tác hại do hóa chất để lại, các bạn cần lưu ý một số vấn đề trước và sau khi sử dung môi pha mực như sau:

  • Trang bị các đồ trang bị cần thiết như găng tay, áo dài tay, khẩu trang, kính mắt, mũ nón,… để bảo vệ da khỏi tiếp xúc với dung môi.
  • Tránh tiếp xúc với dung môi gốc ở các vùng da trên cơ thể
  • Không ăn uống, hút thuốc gần ở những khu vực chứa dung môi
  • Sử dụng dung môi trong thời gian bảo quản xác định, bởi dung môi dễ bị bay hơi và mất đi hiệu quả khi sử dụng không đúng cách
  • Đậy nắp và bảo quản dung môi thật kỹ để đảm bảo dung môi không bay hơi
  • Tránh bảo quản ở những nơi ẩm ướt hay nhiệt độ cao
  • Khi sử dụng dung môi không may bị bắn vào mắt, hãy lập tức rửa sạch mắt dưới vòi nước trong khoảng thời gian 15p. Sau đó, nhỏ nước rửa mắt và tiếp tục rửa sạch mắt với nước
  • Khi có bất kỳ dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khỏe hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra kịp thời

Như vậy, trên đây là những thông tin chi tiết nhất về dung môi pha mực in mà SIC muốn chia sẻ đến các bạn. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp thêm cho các nhiều tư liệu hữu ích về dung môi pha mực.

XEM THÊM:

3/5 - (7 bình chọn)

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dung môi pha mực in là gì - Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực in là gì? Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực hiện được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công...

Xem thêm
Tẩy băng keo bằng nước rửa chén

[Khám phá] Top 7+ cách tẩy băng keo hiệu quả tại nhà

Băng keo có thể bám dính trên nhiều loại bề mặt như tường, kình, gỗ,…...

Xem thêm
Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Cách tẩy mực in trên giấy như thế nào? Đôi lúc bạn muốn tẩy một số điểm...

Xem thêm
Copyright Phunuplus