Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng

In phun là gì? Những thông tin chi tiết nhất – SIC

In phun là gì - Những thông tin chi tiết nhất

Bên cạnh in 3d, in phun cũng là một trong những kỹ thuật in ấn được ứng rộng phổ biến. Vậy in phun là gì? Ưu, nhược điểm của kỹ thuật in này như thế nào? Bài viết hôm nay của Siêu thị ngành in SIC sẽ giúp các bạn tìm hiểu vấn đề này một cách chi tiết nhất. Cùng khám phá ngay thôi!

CÓ THỂ BAN QUAN TÂM:

NỘI DUNG CHÍNH

In phun là gì?

In phun
in phun

In phun là kỹ thuật in mà các khuôn in không cần tiếp xúc trực tiếp với bề mặt in. Với kỹ thuật in này, các giọt mực sẽ thông qua phần đầu in di chuyển liên tục trên băng chuyền cho đến khi quá trình in ấn hoàn thành.

Quy trình in phun được thực hiện như thế nào?

Với kỹ thuật in này, file in sẽ được chuyển trực tiếp từ hệ thống máy tính điều khiển đến máy in thông qua phần mềm RIP. Trong đó, các file in đầu vào thường sử dụng là Pdf, Ps, Eps, Jpj và thông dụng nhất là định dạng Tiff.

Quá trình in ấn gồm các công đoạn chủ yếu sau:

Bước 1: Lựa chọn file cần in

Các file cần đảm bảo phù hợp với định dạng của máy để máy có thể đọc được các dữ liệu.

Bước 2: Kiểm tra máy in

Kiểm tra các bộ phận của máy in để chắc chắn rằng máy hoạt động tốt. Đồng thời màu in tương ứng với nhu cầu cần in.

Bước 3: Kết nối dữ liệu

Thực hiện kết nối file trên máy tính với máy in để đảm bảo quá trình truyền file ổn định. Sau khi nhận file, phần mềm RIP sẽ hỗ trợ máy in thực hiện một số các chức năng như: ghép, di chuyển hoặc thu phóng các hình ảnh. Điều này giúp người in có thể định hướng được hình ảnh sau khi quá trình in ấn hoàn tất.

Bước 4: Khởi động máy in phun

Tại công đoạn này, cartridge mực của máy in sẽ di chuyển trong phạm vi hai đầu máy in và chạy dài hết khổ in. Quá trình di chuyển này hoạt động theo nguyên tắc phun mực dựa trên các dữ liệu đầu vào của máy và di chuyển theo hướng vuông góc với sự chuyển động của Cartridge mực. 

Sau khi in xong, thành phẩm sẽ được chuyển sang hệ thống sấy khô bằng tia hồng ngoại (hoặc bằng nhiệt) tùy theo tính năng của máy.

Bước 5: Hoàn thiện ấn phẩm

Thao tác lấy ấn phẩm ra khỏi máy in và kết thúc quá trình in ấn.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm kỹ thuật in ống đồng để có thể tìm hiểu rõ hơn về các kỹ thuật in ấn cũng như lựa chọn được kỹ thuật in phù hợp nhất nhé!

Đặc điểm của công nghệ in phun

Đặc điểm của công nghệ in phun
đặc điểm của công nghệ in phun

Vậy công nghệ in phun sở hữu những ưu điểm gì? Hạn chế ở những điểm nào? Cụ thể ưu điểm, hạn chế của công nghệ in này như sau:

Ưu điểm

So với các kỹ thuật in khác, in phun vải này sở hữu những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Màu sắc trên bản in đẹp, màu sắc đồng đều giúp các ấn phẩm sau in ấn tượng và đạt tính thẩm mỹ cao.
  • Các chi tiết in mịn và mượt mà hơn nhờ độ phân giải cao. Nhờ độ phân giải cao, máy in vải có thể in được tất cả hình ảnh chỉ dựa trên file in mà không cần xử lý thiết kế. Đồng thời chất lượng hình ảnh in có thể chính xác đến từng pixel, màu sắc như thiết kế.C
  • Có khả năng in ở tốc độ cao: máy có thể in ở tốc độ cao mà vẫn đảm bảo được độ chính xác hình ảnh.
  • In đa dạng màu sắc với chất lượng hình ảnh chân thực. Với kỹ thuật in này, các nhà thiết kế có thể nghệ thuật hóa bất cứ màu sắc nào mà không cần sử dụng hóa chất để tẩy rửa trước khi in.
  • Mực in thấm nhanh và độ bền màu cao, các ấn phẩm sau in sẽ không bị cảm giác khô cứng.
  • In phun trên mọi chất liệu: kỹ thuật in này dùng chủ yếu là mực nước nên có thể ứng dụng in trên đa dạng vật liệu. Tham khảo ngay: In phun và in laser có điểm gì khác nhau? chi tiết ngay tại website Sieuthinganhin SIC.

Hạn chế

Công nghệ in này có khá nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên nó vẫn tồn tại một số hạn chế nhỏ:

  • Mực sử dụng cho kỹ thuật in này khá đắt, từ đó nâng cao chi phí khi in ấn
  • Hình thức in màu trực tiếp, do đó không tránh khỏi tình trạng mực phai màu nhanh hơn so với các kỹ thuật in khác

Nên sử dụng giấy in gì với máy in phun?

Nên sử dụng giấy in phun như thế nào
nên sử dụng giấy in phun như thế nào

Hiện tại, giấy sử dụng cho máy in phun màu là loại giấy có tráng phủ một mặt bằng hợp chất vô cơ. Một mặt giấy tráng phủ giúp ngăn mực in không loang ra giấy, từ đó giúp bản in có màu sắc tươi sáng, chính xác và độ bền màu cao hơn.

Loại giấy sử dụng cho dòng máy này có thể được nhận biết qua định lượng, độ mịn, độ sáng và độ đục của giấy. Các loại giấy văn phòng (định lượng từ 80 – 100gsm) đều có thể sử dụng cho dòng máy in này. Tuy nhiên, những loại giấy này chỉ cho ra kết quả in tốt khi được sử dụng để in chữ, biểu đồ và không đòi hỏi quá cao về màu sắc.

Như vậy, trên đây là những thông tin chi tiết nhất về kỹ thuật in phun cũng nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in này mà SIC đã chia sẻ. Hy vọng rằng đây sẽ là nguồn tư liệu hữu ích cho các bạn khi tìm hiểu và ứng dụng kỹ thuật in này.

Rate this post

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dung môi pha mực in là gì - Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực in là gì? Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực hiện được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công...

Xem thêm
Tẩy băng keo bằng nước rửa chén

[Khám phá] Top 7+ cách tẩy băng keo hiệu quả tại nhà

Băng keo có thể bám dính trên nhiều loại bề mặt như tường, kình, gỗ,…...

Xem thêm
Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Cách tẩy mực in trên giấy như thế nào? Đôi lúc bạn muốn tẩy một số điểm...

Xem thêm
Copyright Phunuplus