Dung môi là một trong những loại hóa chất khá quen thuộc trong công nghiệp hóa học cũng như trong đời sống. Vậy dung môi là gì? Loại dung môi này được ứng dụng như thế nào trong sản xuất và đời sống? Các bạn hãy cùng Sieuthinganhin SIC giải đáp ngay nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: |
NỘI DUNG CHÍNH
Dung môi là gì?
Dung môi hiểu đơn giản là một chất hóa học dùng hòa tan các chất rắn, lỏng, hoặc khí để tạo thành một thể đồng nhất. Mỗi chất khác nhau có thể hòa tan trong một thể tích dung môi cùng với điều kiện nhiệt độ nhất định.
Dung môi có một số đặc tính cơ bản như:
- Tính dễ bắt cháy: hầu hết các loại dung môi đều rất dễ bắt cháy, khả năng bắt cháy nhanh hay chậm tùy thuộc vào tính dễ bay hơi của dung môi.
- Khi hình thành Peroxide thì khá dễ nổ: các chất như ete diethyl hay tetrahydrofuran đều có khả năng tạo ra chất Peroxide hữu cơ gây nổ khi tiếp xúc với ánh sáng và oxy.
Ứng dụng của dung môi trong cuộc sống
Ứng dụng của dung môi trong cuộc sống cũng như trong sản xuất khá đa dạng. Một số ứng dụng phổ biến của dung môi mà các bạn không thể bỏ qua:
Trong ngành công nghiệp in ấn
Ứng dụng của dung môi trong ngành công nghiệp in ấn chủ yếu là sản xuất mực in (mực in UV, mực in offset, mực in lụa,…..). Dung môi giúp pha mực in chuẩn màu, từ đó giúp sản phẩm in giữ nguyên được vị trí và đạt màu sắc chuẩn nhất.
Ngoài ra, khi sử dụng chất xúc tác Toluene để làm dung môi pha mực in cho các tạp chí chuyên ngành còn có thể giúp ngăn sự bôi trơn cũng như tái chế được các chất thải Toluene còn sót lại.
Trong ngành công nghiệp sản xuất sơn
Đây là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của dung môi. Dung môi được sử dụng trong sản xuất sơn chủ yếu là để giữ nhựa và bột màu ở thể trạng lỏng (với tỷ lệ chiếm khoảng 40 – 50% khối lượng sơn.
Thực tế, đặc tính nhựa trong sơn là yếu tố quan trọng quyết định đến việc lựa chọn loại dung môi. Do đó, tùy theo chủng loại sơn mà người sản xuất sẽ lựa chọn loại dung môi phù hợp nhất.
Trong chăm sóc và làm đẹp
Với ứng dụng này, dung môi được xem là nguyên liệu quan trọng để sản xuất các dược phẩm như: thuốc mỡ, penicillin,…. hay các loại hóa chất trong sản xuất sơn móng tay,…
Trong các công nghệ làm sạch
Một số loại dung môi có khả năng tương thích với nước và làm sạch dầu mỡ khá hiệu quả. Ngoài ra, với các loại có tính năng phân hủy sinh học tốt sẽ được ứng dụng quan trọng trong các chất làm sạch bề mặt kính, các bề mặt cứng,….. hay ứng dụng trong công nghệ giặt khô.
Các loại dung môi công nghiệp phổ biến
Với những thông tin trên chắc hẳn các bạn đã giải đáp được dung môi là gì? Vậy các loại dung môi công nghiệp được ứng dụng phổ biến hiện nay bao gồm những loại nào?
Dung môi Xylene
Xylene là loại dung môi dạng lỏng, không màu và mùi khá dễ chịu với tỷ lệ bay hơi không quá cao. Dung môi này chủ yếu được sử dụng trong các ngành công nghiệp in ấn, sản xuất chất tẩy rửa, sơn,….
Dung môi Methanol
Dung môi công nghiệp methanol tường được ứng dụng trong sản xuất nhựa, sơn và là nguyên liệu chính của ngành công nghiệp cao su cũng như nhiên liệu cho ngành vận tại,…
Dung môi Acetone
Đây là loại dung môi không màu, mùi đặc trưng và có khả năng bay hơi rất nhanh. Acetone tồn tại ở dạng lỏng với các ứng dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp sản xuất: nhựa resin, sơn, thuốc, chất khử nước,…
Dung môi Toluene
Toluene tồn tại ở dạng lỏng khúc xạ, màu trong suốt và có mùi thơm nhẹ. Độ bay hơi của dung môi này khá cao, vì vậy nó thường được sử dụng trong sản xuất nhựa tổng hợp, nhiên liệu phụ gia,…
Dung môi Isobutanol
Dung môi này tồn tại ở trạng thái lỏng, mùi đặc trưng nhưng không màu, Isobutanol rất dễ cháy thường dùng trong sản xuất phụ gia trong xăng, dung môi pha sơn,….
Dung môi Isophorone
Isophorone tồn tại ở dạng lỏng, không màu hoặc có thể có màu vàng. Loại dung môi này có mùi bạc hà nhẹ, hòa tan tốt trong môi trường nước với ứng dụng cơ bản trong sản xuất sơn, dung môi pha mực in,…
Hướng dẫn phân loại dung môi cơ bản
Để phân loại các loại dung môi cơ bản, các bạn có thể dựa trên hai cách phân loại cơ bản sau:
Phân loại theo tính chất công nghiệp
Với cách phân loại này, dung môi được chia thành:
- Dung môi hữu cơ: thành phần chính là các nguyên tố cacbon với đặc tính cơ bản là dễ bay hơi. Ứng dụng chủ yếu là làm sạch khô, chất tẩy rửa, dung môi pha loãng sơn,…. hay chiết xuất dược phẩm,…
- Dung môi vô cơ: loại dung môi này không chứa thành phần nguyên tố cacbon. Nó chủ yếu được sử dụng trong các quy trình công nghệ hay nghiên cứu khoa học.
Phân loại theo hằng số điện môi của dung môi
Phân loại theo hằng số điện môi, dung môi gồm 2 loại cơ bản đó là:
- Dung môi phân cực: gồm các dung môi có hằng số điện môi lớn hơn 15.
- Dung môi không phân cực: ngược lại với dung môi phân cực, hằng số điện môi sẽ bé hơn 15.
Dung môi có độc hại không?
Dung môi có độc hại không? Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà dung môi mang lại, nhưng bên cạnh đó nó cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người. Cụ thể như:
- Nhiễm độc Methanol: có thể gây mù vĩnh viễn, thậm chí là tử vong. Bởi chất này có khả năng tiếp xúc với những ngọn lửa không nhìn thấy.
- Nhiễm độc Benzen: khi tiếp xúc với Benzen trong một thời gian dài nhất định có thể làm tăng bạch cầu tạm thời, đồng thời rối loạn oxy hóa và có thể dẫn đến tử vong vì suy hô hấp.
- Nhiễm độc VCO2: chất này chủ yếu gây độc cho cơ thể thông qua đường hô hấp khi tiếp xúc với xăng dầu hoặc sơn. VCO2 gây nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng nổi bật như chóng mặt, buồn nôn, sưng mắt, viêm ngạt phổi,….
- Nhiễm độc Toluene: chỉ cần tiếp xúc với một lượng nhỏ chất Toluene cũng có thể gây ra cảm giác mất cân bằng, đau đầu và ngất khi tiếp xúc với nồng độ cao hơn.
- Một số loại dung môi khác: có thể gây bất tỉnh đột ngột khi hít phải lượng khí lớn.
Bên cạnh vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe, dung môi cũng tác động khá lớn đến môi trường. Hiểm họa lớn nhất mà dung môi có thể gây ra với môi trường đó là sự cố tràn, rò rỉ các dung môi khiến chúng ngấm vào lòng đất và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Một số lưu ý sử dụng dung môi an toàn
Để có thể sử dụng dung môi một cách an toàn và hiệu quả nhất, các bạn cần tuân theo một số phương pháp phòng tránh sau:
- Hạn chế tiếp xúc với hơi của dung môi bằng cách trang bị các trang phục bảo hộ và đồ dùng cần thiết khi làm việc.
- Các bình chứa dung môi luôn được thiết lập trong tình trạng đóng kín.
- Không nên sử dụng lửa gần các dung môi dễ cháy, thay vào đó các bạn có thể sử dụng một số thiết bị sấy điện thay thế.
- Không xả các dung môi dễ cháy xuống cống bởi dung môi rất dễ dàng di chuyển và gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm. Để nắm được cách thải bỏ dung môi thích hợp, các bạn có thể tham khảo các bảng thông số an toàn trước khi phân loại và loại bỏ.
- Khá nhiều dung môi có thể dễ dàng hấp thụ qua da, do đó các bạn cần hạn chế tiếp xúc dung môi với da tránh tình trạng khô da, thậm chí gây lở loét cũng như các vết thương trên da.
Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản giúp các bạn giải đáp Dung môi là gì? cũng như tìm hiểu được các loại dung môi phổ biến hiện nay. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu và ứng dụng dung môi một cách an toàn và hiệu quả nhất