Khi nào nên sửa và bọc lại Ru-lô?
Lô cao su và lô nhựa PU trong các dây chuyền sản xuất nilon, cán tôn, bao bì, giấy, vải… sau một thời gian sử dụng sẽ bị tình trạng mòn, võng giữa, các vết sứt mẻ trong quá trình hoạt động. Khi quả lô bị những tình trạng trên, sẽ làm xấu sản phẩm và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của cả dây chuyền.
Giải pháp
Có 2 giải pháp để cải thiện và chấm dứt tình trạng này:
1. Nếu như độ dày của ru-lô cao su và ru-lô PU còn nhiều và bề mặt lô không bị tổn hại quá nhiều, có thể mài lại bề mặt của lô để tái sử dụng một lần nữa. Rõ ràng chi phí để làm mới bề mặt thông qua mài lô cao su sẽ rẻ hơn chi phí làm mới.
2. Nếu chất lượng lô cao su hoặc lô nhựa PU đã bị lão hóa (thường là lô chỉ chạy được khoảng 1 năm đến 2 năm) thì nên bóc lớp cao su và lớp nhựa pu để bọc lại quả lô đó. Dù sao cũng tận dụng được lõi thép của quả lô để tiết kiệm chi phí.
Nên mài lô cao su hay bọc lại cũng không quá khó để phân biệt, chúng tôi sẽ giúp bạn điều đó trong trường hợp cần thiết.
Mô tả chi tiết về sản phẩm mài lô cao su và nhựa PU, bọc lô tại Hà Nội
- Vật liệu: Cao su NR, NBR, EPDM, NEOPRENE, Silicone
- Kích thước: theo sản phẩm mẫu hoặc bản vẽ của khách hàng
- Độ cứng: 25-100 Shore A,B
- Yêu cầu khác: chịu dầu, chịu nhiệt, chịu hóa chất, chống bám bụi, chống bám keo…