Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng

So sánh công nghệ in chuyển nhiệt và công nghệ in lưới trong in ấn

In chuyển nhiệt và công nghệ in lưới trong in ấn

Ngày nay, in lướiin chuyển nhiệt là hai phương pháp in ấn cơ bản được sử dụng rất phổ biến. Vậy hai kỹ thuật in này có gì điểm gì giống và khác nhau? Hãy cùng Siêu thị ngành in SIC tìm hiểu và khám phá chúng trong nội dung bài viết dưới đây ngay nhé!

NỘI DUNG CHÍNH

Khái niệm và chất liệu in 

Khái niệm và chất liệu in 
khái niệm và chất liệu in

In chuyển nhiệt là gì? In chuyển nhiệt hiểu một cách đơn giản là công nghệ in sử dụng nhiệt độ cao và thuốc nhuộm rắn để tạo ra các sản phẩm in ấn. Công nghệ in này thường được dùng trong in hoạt tiết có độ sắc nét cao, nhiều màu sắc, đặc biệt là in áo thun.

Vậy in lưới là gì? Khác với in chuyển nhiệt, in lưới là một dạng kỹ thuật in dựa trên nguyên lý thấm mực qua khuôn lưới. Cùng với một số mắt lưới in đã được bị kín bằng hóa chất sẽ giúp hình ảnh in ấn dễ dàng in trên bề mặt vật liệu.

Qua khái niệm và chất liệu in, chúng ta có thể thấy hai công nghệ này có khá nhiều điểm khác nhau. Với in chuyển nhiệt thì mực nhiệt sẽ trực tiếp thấm vào từng sợi vải. Từ đó, các sản phẩm in ấn sẽ có độ bền màu cao, hình ảnh sắc nét và màu sắc trung thực.

Trong khi đó, in lụa thì chủ yếu dùng mực in cao su. Loại mực này khi in lên áo sẽ có độ đàn hồi cao, hình ảnh bóng và có độ nổi. Ngoài ra, độ dày và bóng của sản phẩm in còn phụ thuộc vào số lần in và chất liệu mực như thế nào nữa.

Kỹ thuật in của hai công nghệ

Để hiểu rõ hơn về hai công nghệ in này, các bạn có thể tham khảo nguyên lý hoạt động của mỗi công nghệ sau đây:

Kỹ thuật in chuyển nhiệt

Kỹ thuật in chuyển nhiệt tương đối đơn giản. Nguyên lý hoạt động của công nghệ này trước hết sử dụng mực in lên giấy chuyển nhiệt. Sau khi hình đã được in lên giấy chuyển nhiệt (trung gian), người in sẽ mang sản phẩm và giấy ra máy ép nhiệt để chuyển mực in từ giấy sang sản phẩm cần in. Tùy từng loại vải và loại giấy cần in sẽ được ép ở nhiệt độ và thời gian tương ứng.

Kỹ thuật in lưới

Khác với in chuyển nhiệt, in lưới là một công nghệ in khá lâu đời. Kỹ thuật in lưới bao gồm các công đoạn chính như sau: tạo khuôn in, chế tạo bản in, dao gạt, pha chế tạo mực in lưới và tiến hành in. Khi sử dụng kỹ thuật in này, yêu cầu bàn in phải phẳng và chắc chắn, đặc biệt là có độ đàn hồi nhất định để khuôn in có thể tiếp xúc đều với toàn bộ bề mặt sản phẩm in. Cho dù là in thủ công, bán thủ công hay thực hiện in bằng máy thì yêu cầu này cũng vô cùng quan trọng.

Thế mạnh của mỗi loại công nghệ in

🔥 Thế mạnh của công nghệ in chuyển nhiệt:

Có thể nói rằng, in chuyển nhiệt có khá nhiều lợi thế hơn so với in lưới. Thao tác thực hiện in chuyển nhiệt rất đơn giản và không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật để có được một sản phẩm in có độ sắc nét cao. Điểm nổi bật nhất ở công nghệ này đó là có thể phù hợp in với nhiều chất liệu vải khác nhau, thậm chí có thể in lên pha lê, đá,… Vì vậy, giá thành của công nghệ in này khá cao so với các công nghệ in thông thường.

🔥 Thế mạnh của công nghệ in lưới:

In lưới hiện bao gồm 2 hình thức in chính đó là in thủ công và in bằng máy. Dù áp dụng theo hình thức in nào thì giá thành để in lụa cũng khá thấp. Người sử dụng có thể in lưới với số lượng lớn, in đa dạng trên nhiều chất liệu khác nhau và có thể chủ động về màu sắc. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý bởi điểm trừ của công nghệ này đó là độ bền màu không cao. Sản phẩm in lưới sau một thời gian dài sử dụng thì màu sắc dễ bị phai và bong tróc khá nhiều.

Độ bền, khả năng bám màu của hai công nghệ in?

In chuyển nhiệt
in chuyển nhiệt

In chuyển nhiệt

Dựa theo nguyên lý hoạt động, bản in trên giấy dưới tác động của nhiệt độ cao và áp lực vực lớn từ máy ép mới in lên vải. Vì vậy, sản phẩm sau khi in chuyển nhiệt thường có độ bền gần như tuyệt đối và khó có phương pháp in ấn nào có thể sánh được. Thậm chí, khi sử dụng các chất tẩy rửa và các dụng cụ mài thì hình ảnh in cũng rất khó bong và độ bám màu rất tốt.

In lụa ( in lưới)

So với kỹ thuật in chuyển nhiệt thì các sản phẩm sau khi in lụa có độ bền không quá cao, thường chỉ phù hợp với các sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn. Ngoài ra, khi in hình ảnh lên những chất liệu có độ co giãn tốt thì hình in sẽ dễ bị vỡ hình và làm cho độ bền, khả năng bám màu kém.

Nên lựa chọn phương pháp in lưới hay in chuyển nhiệt?

Với những so sánh trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy mỗi phương pháp in đều có những ưu nhược điểm riêng của nó. Việc lựa chọn kỹ thuật in ấn tối ưu nhất phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Chất liệu vải in 
  • Độ khó của hình ảnh in trên vải
  • Yêu cầu của khách hàng
  • Ngân sách khi in ấn

Do đó, tùy theo mục đích in ấn và nhu cầu sử dụng của mình, các bạn có thể lựa chọn phương pháp in ấn phù hợp nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết về hai công nghệ in lướiin chuyển nhiệt mà Siêu thị ngành in SIC muốn chia sẻ đến các bạn. Mỗi công nghệ đều sở hữu những ưu điểm riêng của mình. Vì vậy, SIC hy vọng rằng với nội dung bài viết trên, sẽ giúp các bạn có thể đưa ra lựa chọn công nghệ in phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

Ngoài ra, nếu các bạn đang quan tâm đến các sản phẩm máy in lưới 4 màu, hãy theo dõi SIC để cập nhập những thông tin mới nhất về các dòng máy này nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dung môi pha mực in là gì - Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực in là gì? Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực hiện được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công...

Xem thêm
Tẩy băng keo bằng nước rửa chén

[Khám phá] Top 7+ cách tẩy băng keo hiệu quả tại nhà

Băng keo có thể bám dính trên nhiều loại bề mặt như tường, kình, gỗ,…...

Xem thêm
Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Cách tẩy mực in trên giấy như thế nào? Đôi lúc bạn muốn tẩy một số điểm...

Xem thêm
Copyright Phunuplus