Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng

Chế bản in là gì? Quy trình chế bản in cụ thể, chi tiết nhất

Những thông tin chi tiết về quy trình chế bản

Bản in hiện là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong in ấn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những chiếc bản in này được chế tạo như thế nào. Vậy chế bản in bằng cách nào? Tham khảo bài viết dưới đây của SIC để có câu trả lời ngay nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

NỘI DUNG CHÍNH

Chế bản in là gì?

Chế bản in
chế bản in

Chế bản in hiểu đơn giản là hoạt động sử dụng các phần mềm chuyên dụng để thiết kế bản in. Đối với mỗi nhiệm vụ bản in khác nhau, người thiết kế sẽ tiến hành thiết kế bản in khác nhau. 

Trong công việc chế bản in, ngoài việc hiểu rõ được phần mềm thiết kế, người thiết kế cũng cần nắm rõ một vài kiến thức cơ bản sau:

  • Kỹ thuật in tương ứng với bản in khi thiết kế ( chế bản in lụa, in offset, in flexo, in lưới thủ công …)
  • Đảm bảo các nguyên tắc thiết kế với kỹ thuật in ấn được sử dụng
  • In film như thế nào?
  • Hiểu rõ phương pháp tạo tạo mẫu và dàn trang,…

Với những công nghệ in hiện đại ngày nay, người thiết kế có thể sử dụng máy tính để chế tạo ra những bản in điện tử. Thậm chí, có thể điều khiển máy in trực tiếp mà không cần phải tạo ra các bản in.  

Những dụng cụ chế bản in cần thiết

Khác với những công đoạn in ấn khác, chế bản in ấn không nhất thiết phải sử dụng các loại máy móc phức tạp, đắt tiền. Thay vào đó, người thiết kế sẽ nhờ đến sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên dụng như: Indesign, Ai, CoreIDRAW, Pagemaker,…

Tùy thuộc vào từng tính chất của bản in mà các nhà thiết kế sẽ lựa chọn sử dụng phần mềm chế bản thích hợp. Điều này đòi hỏi người thiết kế phải thành thạo và hiểu rõ các công cụ trên.

Các công nghệ chế bản in phổ biến

Công nghệ chế bản in
công nghệ chế bản in

Dưới đây là một số công nghệ chế tạo bản in mà các bạn có thể tham khảo:

Công nghệ CTF

Công nghệ CTF là một trong những công nghệ chế bản thông dụng nhất hiện nay. Nó có thể sử dụng chế bản đa dạng như: chế bản in offset, in lưới,… 

Với kỹ thuật in này, các dữ liệu in sẽ được in film trực tiếp bằng máy in film. Sau đó, các bản film sẽ được bình bản, chụp bản bằng máy chụp bản thông thường. Cuối cùng, nhận được bản chụp sẵn sàng lắp trên máy in.

Công nghệ CTP

Công nghệ này sẽ bỏ qua công đoạn rap film và chụp bản. Bởi lúc này máy chế bản sẽ được gắn trực tiếp với máy tính và các bản in sẽ được hiển thị ngay trên hệ thống của máy ghi bản. Từ đó, các bản chụp sẽ được lắp lên máy in để bắt đầu quá trình in ấn.

Công nghệ Computer to Press

Công nghệ Computer to Press sẽ chuyển đổi trực tiếp những dữ liệu trong file thiết kế trên phần mềm thành các hình ảnh trên tờ bản in. Kỹ thuật này được đánh giá là một trong những kỹ thuật tối ưu nhất trong chế bản. Bởi nó không cần phải trải qua các khâu trung gian (chụp bản, lắp bản,….)

XEM THÊM: 

Máy in lưới lụa Dòng máy in ấn được ưa chuộng nhất hiện nay. Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ngay tại website của Sieuthinganhin SIC nhé!

Quy trình chế bản in thực hiện như thế nào?

Quy trình chế bản in
quy trình chế bản in

Vậy quy trình chế tạo bản in diễn ra như thế nào? Quy trình chế bản gồm 5 bước cơ bản, có thể áp dụng cho nhiều kỹ thuật in ấn ( chế bản in flexo, in lưới, in offset,…). 

Trình tự thực hiện như sau:

Bước 1: Nghiên cứu mẫu bản in

Ở công đoạn này, người chế bản sẽ thực hiện nghiên cứu các mẫu thiết kế bản in ( từ bố cục, kích thước, màu sắc,… cho đến cách dàn trang). Đồng thời, người thiết kế bản in cũng cần đảm bảo rằng bản in có thể đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.

Bước 2: Tiến hành dàn trang

Người thiết kế sẽ sử dụng các phần mềm chuyên dụng (Ai, QuarkXPress, Pagemaker,…) để thiết kế. Lúc này, họ sẽ phải đẩy toàn bộ các thông tin ứng với yêu cầu của mỗi khách hàng trên phần mềm. Mẫu file thiết kế cuối cùng phải toát lên thông điệp mà khách hàng muốn truyền tải.

Bước 3: Kiểm tra chế bản trước khi in film

Sau khi thiết kế xong, người chế bản sẽ cần phải thực hiện kiểm tra các thông tin liên quan đến bản in. Ở công đoạn này, người thiết kế cần phải có sự đồng ý của khách hàng trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo.

Bước 4: Theo dõi quá trình in film

Khi nhận được sự xác nhận của khách hàng, đơn vị sản xuất sẽ tiến hành in ra can ( hoặc film). Họ cũng cần phải theo dõi quá trình in này để đảm bảo rằng bản in film đạt chất lượng tốt nhất.

Hiện tại, line film được các nhà thiết kế khuyến khích lựa chọn hơn là scan. Bởi dù là chế bản in lưới hay các bản in khác thì màu sắc vẫn sắc nét, chi phí thấp mà độ bền bản in khá cao. Hơn nữa, linefilm thường sẽ không bị giãn nở trong quá trình ép nhiệt, từ đó chất lượng hình ảnh in sẽ chính xác hơn rất nhiều.

Bước 5: Kiểm tra, rà soát loại toàn bộ quá trình chế bản

Ở công đoạn này, các đơn vị sản xuất cần phải thực sự tập trung để có thể thực hiện quy trình chế bản đạt chất lượng tốt nhất. Điều này giúp bản in được hoàn thiện và tối ưu nhất trước khi bàn giao cho khách hàng. 

Như vậy, trên đây là những thông tin chi tiết nhất về chế bản in cũng như quy trình chế bản hiện đại hiện nay. SIC hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong công việc chế bản của mình.

Rate this post

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dung môi pha mực in là gì - Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực in là gì? Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực hiện được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công...

Xem thêm
Tẩy băng keo bằng nước rửa chén

[Khám phá] Top 7+ cách tẩy băng keo hiệu quả tại nhà

Băng keo có thể bám dính trên nhiều loại bề mặt như tường, kình, gỗ,…...

Xem thêm
Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Cách tẩy mực in trên giấy như thế nào? Đôi lúc bạn muốn tẩy một số điểm...

Xem thêm
Copyright Phunuplus