Cùng với sự phát triển của các công nghệ hiện đại, vải không dệt ngày càng được ứng rộng rộng rãi trong sản xuất túi vải không dệt. Vậy quy trình sản xuất túi vải không dệt diễn ra theo trình tự như thế nào? Tham khảo bài viết sau đây của SIC để được giải đáp ngay nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
Quá trình sản xuất các loại vải không dệt
Trước khi khám phá quy trình sản xuất túi vải không dệt, các bạn hãy cùng SIC tìm hiểu quá trình sản xuất vải không dệt với các công đoạn cơ bản sau:
- Bước 1: Tiến hành cho các hạt nhựa PP vào bồn và đun nóng với nhiệt độ thích hợp. Sau khi các hạt nhựa được đun chảy, chúng sẽ được đưa vào hệ thống lưới nhỏ để tạo thành những sợi tơ nhựa
- Bước 2: Ở công đoạn này, các sợi tơ này sẽ được cán nhiệt và liên kết với nhau tạo thành các màng phẳng. Một điểm khá khác biệt đó chính là tất cả các sợi tơ đều được thao tác theo chiều dọc
- Bước 3: Các lớp màng sẽ được chuyển đến một khuôn có những hình vuông nhỏ li ti. Từ đó, thực hiện thao tác cuối cùng để hoàn thành vải không dệt.
Quy trình sản xuất túi vải không dệt diễn ra như thế nào?
Quy trình sản xuất túi vải không dệt bao gồm những bước cơ bản sau:
Lựa chọn mẫu vải
Trước khi tiến hành sản xuất, các đơn vị sẽ lựa chọn chất liệu vải theo đúng yêu cầu của khách hàng. Thông thường, các đơn vị sẽ pha thêm bột đá ( khoảng 15% ) vào Polypropylene để đạt tiêu chuẩn lý tưởng nhất.
Đối với màu sắc của vải, sẽ lựa chọn theo định màu quốc tế và đơn vị đo trọng lượng là gsm ( từ 70 – 85 gsm ).
Thiết kế mẫu rập cho túi vải không dệt
Đây là công đoạn quan trọng khi thiết kế kiểu dáng của túi vải. Theo đó, các chuyên gia thiết kế sẽ tiến hành xây dựng ý tưởng và tính toán kích thước, mẫu mã của túi vải trên các phần mềm thiết kế tự động.
Với khâu này, người thiết kế cần phải đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Bởi nếu xảy ra bất kỳ sai sót nào đều có thể dẫn đến sai mẫu và tốn kém chi phí sản xuất lại.
Tiến hành in và cắt rập trên túi vải
Sau khi mẫu rập hoàn thành, đội ngũ nhân công sẽ bắt đầu thực hiện in rập trên vải với các thông số được thiết lập sẵn trên máy tính. Tiếp theo, máy cắt cuộn vải chuyên dụng sẽ tiến hành cắt theo hình rập khuôn mẫu.
Khi xếp vải, các bạn cũng cần lưu ý các lớp vải xếp chồng lên nhau phải được căng đều bốn góc, xếp chặt để đảm bảo quá trình cắt vải đạt được độ chính xác tuyệt đối.
In ấn trên vải
Với dây chuyền sản xuất túi vải không dệt, vải sau khi cắt xong sẽ chuyển đến bộ phận in để tiến hành in ấn theo yêu cầu của khách hàng ( họa tiết, logo,….). Hiện tại, ở các xưởng sản xuất lớn, họ sẽ ứng dụng các công nghệ in ấn hiện đại và chất lượng mực tốt nhất. Điều này giúp đảm bảo ấn phẩm sau in ấn đạt được chất lượng in tốt nhất.
Thực hiện may túi vải không dệt
Công đoạn tiếp theo sau khi in ấn đó là thực hiện may túi. Những tấm vải sẽ được chuyển đến bộ phận may chuyên nghiệp. Các nhận công may sẽ thực hiện may mặt trước, mặt sau, thân lót và quai túi theo thứ tự tương ứng.
Công đoạn này đòi hỏi người may phải có kinh nghiệm, tay nghề thành thạo để chất lượng sản phẩm đạt chất lượng tối ưu.
Kiểm tra thành phẩm cuối cùng
Kiểm tra thành phẩm là công đoạn cuối cùng khi sản xuất túi vải không dệt. Các đơn vị sản xuất sẽ phân công nhân công để kiểm tra và rà soát các sản phẩm. Từ chỉ may, màu sắc, quai túi cho đến họa tiết,… đều cần được đảm bảo tốt nhất trước khi giao đến tay khách hàng.
Những yêu cầu của một túi vải không dệt chất lượng
Để sản xuất một túi vải không dệt chất lượng, các bạn cần đảm bảo những tiêu chí sau:
Thiết kế túi
Mẫu túi vải khi thiết kế cần đảm bảo sự tinh tế và tính ứng dụng cao khi sử dụng. Hai quai túi cần đảm bảo kích thước và độ dài đồng đều, đường may thẳng, không nhăn. Đặc biệt, bạn cũng nên lưu ý những chi tiết thiết kế nhỏ như: miệng túi, họa tiết,…
Chất lượng túi
Túi vải cần đảm bảo được độ dày, mỏng tương ứng, tránh tình trạng độ dày mỏng, không đồng đều ở nhiều vị trí túi khác nhau. Ngoài ra, khi sờ vào thì vải cũng cần phải có độ mềm mại nhất định, không bị sơ hay xù sau khi sản xuất hoàn thiện.
Màu sắc túi
Màu sắc của túi vải cần đồng đều, tránh loang lổ màu gây mất tính thẩm mỹ của túi. Các bạn có thể kiểm tra màu túi vải bằng cách đưa vải ra dưới ánh nắng mặt trời. Đây là cách kiểm tra tương đối đơn giản và chính xác nhất. Do đó, khi nhuộm màu vải, các đơn vị sản xuất cần lưu ý nhuộm đều vải với chất lượng thuốc nhuộm cao giúp tránh phai màu sau khi sản xuất.
Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ về quá trình sản xuất túi vải không dệt hiện đại hiện nay. SIC hi vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất loại túi vải này.