Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng

Top 7 các loại nhựa được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay

Hướng dẫn phân biệt các loại nhựa phổ biến nhất hiện nay

Nhựa là thuật ngữ nói chung cho một loạt những vật liệu dẻo tổng hợp hay bán tổng hợp. Được sử dụng khá phổ biến và ứng dụng hầu hết các ngành công nghiệp. Vậy các loại nhựa phổ biến hiện nay gồm những loại nào? Các bạn cùng tham khảo nội dung dưới đây để khám phá ngay nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

NỘI DUNG CHÍNH

Các loại nhựa phổ biến

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu các loại nhựa an toàn đang được dùng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay cũng như đặc điểm và đội an toàn của chúng. 

Các loại nhựa phổ biến
các loại nhựa phổ biến

Nhựa PVC

Nhựa PVC (Polyvinyl Chloride) là loại nhựa tổng hợp được sử dụng khá rộng dãi. Với loại nhựa này có thế ở dạng dẻo hay cứng, tùy thuộc vào những chất phụ gia được cho thêm vào. Nó thường được sử dụng để sản xuất vỉ thuốc, chai nhựa, không được sử dụng để đựng thực phẩm, thẻ ngân hàng, … 

Theo những báo cáo khoa học về sức khỏe thì PVC là loại nhựa không nên dùng nhất trong việc đựng đồ ăn. Các chất phụ gia như Phthalate và  Bisphenol A được dùng trong khi sản xuất PVC. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh những chất này được tạo ra nhiều  khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Do đó, bạn cần lưu ý không nên dùng các vật từ nhựa PVC để chứa đựng thực phẩm – đặc biệt là thực phẩm nóng. 

Nhựa PET

Nhựa PET (Polyethylene terephthalate) được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất vỏ ly, chai nhựa. Nhựa PET được đánh giá là các loại nhựa an toàn, cho nên được sử dụng để làm vỏ chai nước tinh khiết, nước ngọt … Tuy nhiên, những sản phẩm nhựa này vẫn có thể tích tụ vi khuẩn và mùi vì vậy bạn chỉ nên dùng trong thời gian ngắn sau đó bỏ đi. 

Loại nhựa này được sử dụng để sản xuất bộ phận chống trơn trượt, rất thích hợp để lắp đặt nhanh, các bộ phận có tiếp xúc với nước và các bộ phận cố định tránh trơn trượt. Được dùng để sản xuất hộp nhựa, vỉ nhựa, khay điện tử, các thiết bị văn phòng hay linh kiện điện tử, …

Nhựa HDP (hoặc HDPE )

High density Polyethylene là loại nhựa có độ bền cơ học cực cao, gần như trơ hoàn toàn về mặt hoá học, có thể chịu được nhiệt độ cao (nằm trong khoảng 120 độ C trong thời gian ngắn và 110 độ C đối với thời gian dài.ĐƯợc sử dụng khá nhiều ở các ngành công nghiệp. 

HDPE thường thấy được sử dụng làm bình vỏ bình sữa cho trẻ em, vỏ hộp thuốc, vỏ chai nước lau sàn … ngoài ra HDPE còn được ứng dụng làm ống cấp thoát nước. Có thể nói, đây là loại nhựa được sử dụng với nhiều mục đích nhất trong cuộc sống: đựng thức ăn, bình sữa, ….

Nhựa LDPE

Low Density Polyethylene (LDPE) là được sử dụng để sản xuất các loại chai lọ chứa, túi đựng quần áo,…Việc tái chế loại nhựa này trước đây không được chấp nhận nhưng gần đây đã được cho phép. Vật liệu này sau khi được tái chế thì sẽ sản xuất làm biển quảng cáo, thùng đựng rác, phong bì thư,…

Đối với các loại nhựa kỹ thuật này thì thường kém vật lý hơn HDPE một chút,  chỉ có thể chịu được 95 độ C trong thời gian ngắn, còn trong thời gian dài chỉ có 80 độ C. Nhựa LDPE không nên sử dụng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ quá cao.  

Nhựa PP

Được viết tắt từ Polypropylene – Nhựa PP là một loại polymer có độ bề cơ học cao. Để phân biệt các loại nhựa PP, bạn có thể dựa vào độ trong suốt, không màu, không mùi không vị và đặc biệt là không có độc. Tuy nhiên, chúng có thể được tạo màu để có được những sản phẩm có màu sắc và mẫu mã đa dạng hơn. 

Những sản phẩm từ nhựa PP có độ bóng bề mặt tốt với khả năng  chống nước và thấm khí. Được dùng để sản xuất những đồ dùng hàng ngày của con người như các loại hộp, can, bình đựng,… 

Trong những loại nhựa được liệt kê trong bài viết này thì nhựa PP có tính bền nhiệt cao nhất, lên tới 130 – 170 độ C. Khi vượt qua giới hạn này, thì nhựa PP sẽ bị chảy hoặc gây cháy khi đốt và sẽ có mùi như mủ cao su, ngọn lửa  sẽ có màu xanh nhạt. 

Loại nhựa này có thể dùng trong lò vi sóng, tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng trong lò khoảng 2-3p để giữ an toàn. 

Nhựa PS

Được tạo thành từ phản ứng trùng hợp Styren. Polistiren được biết đến năm 1845 khi đốt nóng  styren ở nhiệt độ 200 độ C trong ống thuỷ tinh. 

Nhựa PS được sử dụng trong ngành sản xuất hộp nhựa đựng sản phẩm, vỏ nhựa DVD, CD, máy tính hay đồ chơi trẻ em  … Mặc dù được sử dụng trong ngành sản xuất hộp đựng đồ ăn tuy nhiên bạn nên hạn chế sử dụng để đựng những đồ nóng trên 70 độ C. 

Lưu ý: nhiều người lầm tường PS và PP giống nhau, điển hình như ly nhựa, dao, muỗng nhựa …  Cách phân biệt: thường thì những sản phẩm từ Ps thường đục còn các sản phẩm PP thường trong suốt. 

Các loại nhựa nào nên và không nên sử dụng
các loại nhựa nào nên và không nên sử dụng

Nhựa PC

PC là nhựa có độ bề cơ học cao, không có màu và độ cứng cao, ổn định kích thước màu sắc. Với những đặc điểm này, nhựa PC thường sử dụng trong cốc, chai,… đôi khi bạn thường sẽ thấy các con số trên cốc để phân biệt nhựa. Ví dụ như 50  nghĩa là thành phần của Polycarbonate của sản phẩm chính là 50%. 

Về bản chất nhựa PC không độc hại, nhưng nó có chứa bisphenol A- chất cực độc. Về lý thuyết, trong quá trình sản xuất PC có thể biến đổi chất gây ung thư. 

Các loại nhựa nào nên và không nên sử dụng?

Bạn nên ưu tiên sử dụng nhựa an toàn để đựng sản phẩm theo thứ tự là: HDPE. PP, PET và LDPE. còn PS và PVC không nên sử dụng để đựng thực phẩm nóng. Với những thực phẩm nguội và nước uống, chưa thấy được sự khác biệt quá lớn cũng như cách phân biệt các loại nhựa này. 

Bài viết trên đây là những thông tin về các loại nhựa hiện đang được dùng phổ biến nhất trong sinh hoạt thường ngày, hy vọng sẽ giúp các bạn có được cái nhìn tổng thể và biết cách lựa chọn những sản phẩm nhựa tuỳ theo yêu cầu sử dụng của mình. 

Rate this post

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dung môi pha mực in là gì - Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực in là gì? Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực hiện được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công...

Xem thêm
Tẩy băng keo bằng nước rửa chén

[Khám phá] Top 7+ cách tẩy băng keo hiệu quả tại nhà

Băng keo có thể bám dính trên nhiều loại bề mặt như tường, kình, gỗ,…...

Xem thêm
Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Cách tẩy mực in trên giấy như thế nào? Đôi lúc bạn muốn tẩy một số điểm...

Xem thêm
Copyright Phunuplus