Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng
Màu pantone không chỉ là một hệ thống tiêu chuẩn cho màu sắc trong ngành công nghiệp in ấn mà cả trong thiết kế đồ họa, xuất bản. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và phân biệt được các hệ màu này.
Vậy màu pantone là gì? Ứng dụng của hệ màu này như thế nào? Bài viết dưới đây của SIC sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề này.
Pantone phát triển hệ thống kết hợp màu lần đầu vào năm 1963. Nó bao gồm một số lượng lớn các tấm bìa cứng nhỏ, các mẫu màu sẽ được in trên một mặt của tấm bìa. Trong đó, các mẫu màu này có liên kết với nhau. Hệ thống này chính là hệ thống đối sánh pantone (hay còn được gọi là hệ thống PMS). Nó cho phép các nhà thiết kế có thể phối hợp các màu với nhau tạo thành mẫu màu phù hợp nhất khi sản xuất. Chính vì vậy, hệ thống pantone hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong cho nhiều hoạt động của ngành công nghiệp in ấn. Màu pantone là hệ thống màu được tiêu chuẩn hóa nhất, áp dụng hệ thống đánh số pantone để xác định màu sắc. Với hình thức tiêu chuẩn hóa màu sắc này, các nhà sản xuất có thể tham chiếu màu được đánh số theo pantone ở mọi lúc mọi nơi. Điều này giúp đảm bảo màu sắc trùng khớp với nhau mà không cần trực tiếp tiếp xúc với nhau. Hiện tại, bảng màu pantone Solid là bảng màu được nhiều người tham khảo nhất. Bảng màu này gồm 1114 màu, các mẫu màu này được xác định bằng 3 (hoặc 4) chữ số và theo sau là các hậu tố C, M, Or, U,… Chẳng hạn như: Pantone 199 Red có thể được xác định bằng: Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của màu pantone trong in ấn và sản xuất mà các bạn không thể không biết: Tuy đã trở thành hệ màu quy chiếu trong thiết kế và in ấn toàn thế giới nhưng Pantone vẫn bị hạn chế số lượng màu, chỉ khoảng 300 mẫu màu khác nhau. Việc sử dụng công nghệ sản xuất và in ấn theo hệ màu này thường sẽ có giá thành cao hơn so với các hệ màu khác. Khi sử dụng hệ màu pantone, các bạn không thể bỏ qua một số thuật ngữ phổ biến sau: Fan deck là bảng bìa màu bao gồm các pantone màu được thiết kế dưới dạng xòe ra như cánh quạt giúp người dùng có thể dễ dàng so sánh và lựa chọn. Loại bảng màu này không thay đổi nhiều theo thời gian và dễ phân biệt được với các hệ màu khác. Formula Guide là bảng công thức màu tiêu chuẩn nhất của Pantone gồm 1867 màu đơn Coated và Uncoated. Bảng màu này có cả mã số PMS và công thức trộn mực in rõ ràng. Coated nghĩa là tráng, là cách thể hiện màu được in trên giấy tráng phủ nhằm tạo màu sắc cho bản in. Màu Coated thường được sử dụng loại mực in tốt giúp cho độ màu hiển thị có màu sắc tươi sáng hơn. Vì vậy, các nhà thiết kế thường lựa chọn sử dụng bảng màu này. Với bảng màu Coated – U, sau mỗi mã số sẽ được kí hiệu thêm ký tự C. Ví dụ như: 122C Uncoated là hệ màu không tráng và thường được in trên giấy không tráng phủ. Loại giấy này bề mặt nhận mực in không tốt, khiến màu in bị nhạt, không tươi sáng như giấy tráng phủ. Với bảng màu Uncoated – U, sau mỗi mã số thường ký hiệu với ký tự U. Ví dụ như: 242U Color Bridge là hệ thống bảng màu gồm đầy đủ các mã số PMS, các công thức pha mực cũng như các giá trị HEX, RGB và CMYK. Color Bridge được xem là một công cụ hữu hiệu khi kết hợp sử dụng cùng với hai công việc truyền thông Digital và truyền thông in ấn. PMS (Pantone Matching System) hiểu đơn giản là cách sắp xếp các pantone màu theo số thứ tự nhất định. Khi các đơn vị in ấn yêu cầu mã số PMS tức là họ muốn biết số thứ tự màu Pantone muốn sử dụng. Với PMS, mã số thường được ký hiệu đi kèm với ký tự C (Coated) hoặc ký tự U (Uncoated). Chip book là kiểu thiết kế pantone màu dưới dạng một cuốn sách, có thể dễ dàng lật mở và xé các tấm màu mẫu ra. Chip book thường được ứng dụng rộng rãi nhờ tính tiện dụng của nó bởi khi cần có thể dễ dàng tách một số mẫu màu cần thiết mang theo. Mua pantone màu ở đâu chất lượng? Nên pha chế mực pantone ở đơn vị nào? có lẽ là vấn đề quan tâm lớn của nhiều người khi lựa chọn hệ màu pantone. Nếu các bạn chưa tìm được được địa chỉ cung cấp nào uy tín, thì Siêu thị ngành in SIC sẽ là lựa chọn hoàn hảo với bạn. Tại SIC cung cấp các dịch vụ pantone và pha chế pantone được nhiều đơn vị sản xuất, doanh nghiệp đánh giá rất cao. Khi đến với SIC, các bạn sẽ được hưởng nhiều chế độ ưu đãi như: Do đó, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi trải nghiệm các dịch vụ tại SIC nhé. Như vậy, chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời giải đáp màu pantone là gì cũng như những ứng dụng của hệ màu này trong in ấn hiện nay. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc in ấn nếu các bạn đang có ý muốn tìm hiểu về hệ màu pantone.
Xem thêm ▾ Rút gọn ▴Màu pantone là gì?
Ứng dụng của hệ màu pantone
7 thuật ngữ màu pantone phổ biến
Fan deck
Formula Guide
Coated – U
Uncoated – U
Color Bridge
PMS
Chip book
Sieuthinganhin – Đơn vị cung cấp dịch vụ pha màu pantone uy tín nhất