Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng

Giấy Metalize là gì? Quy trình sản xuất giấy màng Metalize

Các loại giấy màng Metalize thông dụng

Giấy Metalize là một trong những loại giấy được ứng dụng phổ biến nhất khi hướng đến các dòng sản phẩm sang trọng. Vậy giấy metalize là gì? Tại sao nên sử dụng giấy màng metalize? Các bạn hãy cùng Sieuthinganhin tìm hiểu ngay nhé!

NỘI DUNG CHÍNH

Giấy Metalize là gì?

Giấy Metalize là gì
Giấy Metalize là gì

Giấy metalize là loại giấy được phủ một lớp kim loại mỏng ở bên ngoài (chủ yếu là lớp kim loại màu vàng hoặc màu bạc). Loại giấy này thường được sử dụng để cán lên bề mặt sản phẩm với chức năng chính là bảo vệ sản phẩm khỏi các tác động từ bên ngoài (ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ ) hay ngoại lực tác động.

Phương pháp sản xuất giấy màng Metalize

Tương tự như các loại giấy in ấn khác, giấy màng metalize được sản xuất theo một quy trình riêng với hai công nghệ chính sau:

Cán màng nhôm 

Với phương pháp này, người sản xuất sẽ sử dụng loại màng có thành phần chính là nhôm, sau đó cán lên bề mặt giấy với độ dày dao động từ 9 -12 micro. Công nghệ cán này thường ít được sử dụng bởi nguồn nguyên liệu hao hụt khá lớn và khiến quá trình cán sẽ tiêu hao nhiều màng hơn.

Cán màng chân không

Phương pháp này được ứng dụng dựa trên quy trình nấu chảy nhôm ở môi trường chân không với nhiệt độ khoảng 1500 độ C. Sau khi được nung chảy, nhôm sẽ bốc hơi và bám chắc vào bề mặt giấy. Định lượng của lớp màng nhôm này rất nhẹ, khoảng 0,1 g/m2, điều này giúp tiết kiệm khá nhiều nguyên liệu khi sản xuất ( khoảng 300 lần so với phương pháp cán màng nhôm).

Các loại giấy màng Metalize thông dụng

Để bạn có thể hiểu rõ màng metalize là gì cũng như dễ dàng phân biệt được các loại giấy màng metalize, SIC đã tổng hợp một số loại màng metalize phổ biến dưới đây:

  • MCPP: đây là loại giấy màng CPP được mạ một lớp kim loại màu trắng (không như aluminium)
  • MOPP: loại màng OPP này được mạ một lớp kim loại có màu hơi sáng (Si)
  • MPET: màng PET này được mạ kim loại với màu sắc sáng bóng (Si)
  • MBON: màng PA thường được mạ kim loại có màu hơi trắng hơi sáng (Si)

Tại sao nên sử dụng màng Metalize?

Thông thường, các ấn phẩm sau khi được cán màng metalize sẽ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với các ấn phẩm không cán cùng loại. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của sản phẩm sau khi cán màng metalize mà các bạn không thể không biết:

  • Khả năng chống thấm, chống trầy xước tốt hơn cũng như không cho không khí xuyên qua
  • Màu sắc sản phẩm nổi bật, lấp lánh và sinh động hơn. Từ đó thu hút ánh nhìn từ khách hàng hiệu quả hơn
  • Độ bền màu của sản phẩm tương đối cao, giữ màu lâu dài theo thời gian
  • Sản phẩm bền và dẻo dai hơn, tránh được các tác nhân từ bên ngoài tác động
  • Đối với các sản phẩm bao bì, quy trình cán khép kín giúp đảm bảo vệ sinh cho bao bì khi chứa đựng thực phẩm
  • Tăng giá trị thẩm mỹ, tạo hiệu ứng bắt mắt nhờ hình ảnh phản quang từ lớp kim loại mỏng

Các quy trình sản xuất ghép màng Metalize phổ biến

Các quy trình sản xuất ghép màng Metalize phổ biến
Các quy trình sản xuất ghép màng Metalize phổ biến

Quy trình thực hiện sản xuất ghép màng metalize gồm 2 quy trình cơ bản đó là quy trình sản xuất trực tiếp với 4 bước thực hiện và quy trình sản xuất gián tiếp với 2 bước thực hiện chính.

Ưu điểm chung của 2 quy trình sản xuất này đó là:

  • Chi phí sản xuất hợp lý, không độn giá thành của sản lên cao và giúp cho chúng có tính cạnh tranh hấp dẫn trên thị trường.
  • Thao tác thực hiện không quá phức tạp, không cầu kỳ như các loại giấy in ấn cao cấp khác.
  • Thành phẩm sau khi sản xuất ở 2 quy trình đều có chất lượng đồng đều, tương đương nhau.
  • Sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, thu hút khách hàng khá tốt.
  • Dù sản xuất trực tiếp hay gián tiếp thì đều có thể metalize hóa trên nhiều vật liệu in ấn khác nhau.

Các công đoạn thực hiện cụ thể của 2 quy trình sản xuất này như sau:

Quy trình sản xuất gián tiếp

Quy trình sản xuất màng metalize gián tiếp bao gồm 4 bước:

  • Bước 1: Đầu tiên, cuộn sẽ được phủ một lớp kim loại mỏng bằng phương pháp metalize bằng chân không và thu được 1 cuộn màng metalize.
  • Bước 2: Thực hiện ghép cuộn màng metalize lên bề mặt giấy cùng với một loại keo đặc biệt chuyên dụng.
  • Bước 3: Sau khi bôi keo, ta sẽ chờ keo khô để mành có thể ổn định vào bề mặt giấy
  • Bước 4: Tiến hành tách lớp nhựa trên bề mặt giấy, lúc này lớp kim loại sẽ dính chắc lên bề mặt giấy.

Quy trình sản xuất trực tiếp

Khác với quy trình sản xuất gián tiếp, quy trình sản xuất ghép màng metalize trực tiếp chỉ bao gồm 2 bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Cuộn giấy sẽ được phủ một lớp varnish trước khi bước vào công đoạn metalize hóa.
  • Bước 2: Sau khi được phủ varnish thì cuộn giấy sẽ bắt đầu tiến hành metalize hóa trong môi trường chân không.

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp những kiến thức hữu ích về giấy metalize. SIC hy vọng rằng nội dung bài viết trên sẽ đem đến cho các bạn những thông tin bổ ích về in ấn. Ngoài ra, để khám phá thêm nhiều thông tin mới nhất về kỹ thuật in ấn hiện nay, các bạn có thể truy cập vào website Sieuthinganhin để tìm hiểu thêm nhé!

Rate this post

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dung môi pha mực in là gì - Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực in là gì? Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực hiện được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công...

Xem thêm
Tẩy băng keo bằng nước rửa chén

[Khám phá] Top 7+ cách tẩy băng keo hiệu quả tại nhà

Băng keo có thể bám dính trên nhiều loại bề mặt như tường, kình, gỗ,…...

Xem thêm
Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Cách tẩy mực in trên giấy như thế nào? Đôi lúc bạn muốn tẩy một số điểm...

Xem thêm
Copyright Phunuplus