Keo công nghiệp là một trong những dòng keo dán được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, bạn vẫn đang phân vân giữa các dòng keo trên thị trường và không biết tính ứng dụng của nó như thế nào? Các bạn hãy tham khảo ngay bài viết hôm nay để được giải đáp chi tiết nhất nhé!
CÓ THỂ BẠN ĐANG QUAN TÂM: |
NỘI DUNG CHÍNH
Keo công nghiệp là gì?
Keo công nghiệp là một loại dung dịch hóa học dưới dạng keo được tạo thành từ các polime tạo màng. Chúng có khả năng sau khi dát mỏng thì có thể đông cứng và liên kết dính với các vật liệu khác lại với nhau.
Các sản phẩm của dòng keo này ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Mỗi loại keo công nghiệp sẽ có những thành phần, cấu tạo cũng như tính năng riêng biệt. Do đó, tùy theo yêu cầu mà người sử dụng sẽ lựa chọn loại keo phù hợp nhất.
Thành phần chính của keo công nghiệp?
Keo dán công nghiệp bao gồm các thành phần cơ bản sau:
- Chất tạo màng: là thành phần chính của keo, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính kết dính và đặc tính lý, hóa học cơ bản của các mối keo dán
- Dung môi: những loại dung môi này có tác dụng hòa tan chất tạo màng, giảm độ nhớt của keo. Một số dung môi phổ biến đó là: cồn, xăng, benzen,…
- Chất tạo độ dẻo: giúp là giảm độ co, tăng tính đàn hồi cho keo cũng như giảm độ cứng bên trong keo khi keo bắt đầu đông cứng
- Chất độn keo: chất này cũng có tác dụng là giảm độ co của màng keo, giúp tăng độ bền của các mối dán. Đồng thời chúng cùng giảm hiện tượng trơn trượt giữa hai bề mặt vật dán, giúp cho vị trí dán chính xác nhất.
- Chất đông cứng và xúc tác đông cứng: thành phần này giúp keo từ dạng màng sang dạng đông cứng nhằm làm tăng độ bền cũng như tính ổn định nhiệt khi sử dụng.
Các loại keo công nghiệp phổ biến
Dưới đây mà các loại keo dán công nghiệp – vật tư ngành in phổ biến mà các bạn có thể tham khảo:
Keo phun
Keo phun là loại keo dạng lỏng dùng cho các loại máy phun. Đặc điểm của dòng keo này phải kể đến đó là:
- Keo dễ phun, không bị tia sợi
- Độ kết dính của keo dán cao
- Độ bền của keo cao, có thể thích ứng với mọi điều kiện thời tiết
- Dòng keo này tiết kiệm khá nhiều keo từ 40 – 50%
Điều kiện sử dụng: các ngành nghề sử dụng keo phủ phải kể đến như: mút xốp, túi xách, trang trí nội thất, cao su, nilong,…
Keo sữa công nghiệp (PVAC)
Keo sữa là loại keo có màu trắng sữa và được cấu tạo dưới hình thể hạt. Loại keo này có những đặc điểm sau:
- Độ nhớt dao động từ 1000 – 4500 cps
- Keo không mùi, không độc hại
- Keo PVAC không cần đun nóng trước khi sử dụng, khi khô vẫn chuyển thể dẻo và độ bền khá cao
- Thời gian keo khô ngắn, bảo quản lâu dài
- Không sử dụng ở nhiệt độ thấp: vì màng keo sẽ trở nên giòn và khó kết dính
Điều kiện sử dụng: keo thường thích hợp sử dụng với các loại hộp giấy carton (keo dán carton), xốp dán tường,…
Keo Evaeva
Keo Evaeva là dòng keo được tạo thành từ phương pháp trùng hợp khối hoặc trùng hợp trong dung dịch. Một số đặc điểm của dòng keo này như sau:
- Keo mềm dẻo ở nhiệt độ thấp, dễ kết dính ở nhiệt độ thấp
- Độ bền cao, trong suốt
- Keo có khả năng kết hợp trộn với lượng lớn các chất độn
- Khả năng chống thấm nước tốt
- Giúp bề mặt vật dán không bị trầy xước
- Keo khô nhanh, an toàn và thân thiện với môi trường
Điều kiện sử dụng: keo thường dùng chủ yếu trong các ngành nghề sản xuất như: công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp hỗ trợ, thủ công mỹ nghệ,….
Keo nhiệt Hotmelt
Keo nhiệt Hotmelt là loại keo được tạo thành từ các loại hạt nhựa nhiệt dẻo. Loại keo này cần sử dụng các thiết bị gia nhiệt chuyên dụng để chuyển keo từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng. Đặc điểm của dòng keo dán công nghiệp này như sau:
- Màu sắc keo đa dạng, không gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm được dán
- Mùi nhẹ, an toàn với sức khỏe người dùng
- Keo có độ kết dính tốt, có khả năng kết dính nhiều vật liệu khác nhau
- Keo dễ sử dụng, ổn định và bảo quản khá dễ dàng
Điều kiện sử dụng: ứng dụng chủ yếu ở các ngành sản xuất như: dán gáy sách, ngành gỗ, nhãn mác, giày da, ngành y tế,…
Keo Acrylic
Keo Acrylic là dòng keo được sản xuất từ các hạt nhựa acrylic polyme. Đặc điểm của keo Acrylic như sau:
- Có thể kết dính với đa dạng các loại vật liệu
- Thời gian khô cứng của keo phụ thuộc vào điều kiện độ ẩm và nhiệt độ không khí
Điều kiện sử dụng: keo được sử dụng khá đa dạng như: bít kín các khe hở của cửa sổ, các vết nứt trên tường, vết nứt trên móng nhà,…
Hi vọng với những thông trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về khái niệm của keo công nghiệp cũng như nắm được các loại keo dán công nghiệp phổ biến hiện nay. Từ đó, đưa ra được sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Ngoài ra, nếu các bạn đang quan tâm đến các sản phẩm keo phá màng, các bạn có thể truy cập vào chuyên mục tin tức của Sieuthinganhin SIC để khám phá ngay nhé!