Khuôn bế là một trong những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp in ấn. Tuy nhiên, không phải người nào cũng hiểu rõ khuôn bế là gì? Khuôn trong in ấn được sản xuất như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
Khuôn bế là gì?
Khuôn bế hiểu đơn giản là loại khuôn được sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất thành phẩm. Khuôn được kết hợp với một loại ván dày với kích thước khoảng 18mm cùng với lưỡi dao cấn để tạo nên các đường cắt và đường gấp khúc linh hoạt.
Khuôn bế giấy hiện được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp in ấn với đa dạng các ấn phẩm như: thiệp mời, hộp giấy, túi giấy,…. và tất cả các loại bao bì bằng giấy.
Những ưu điểm nổi bật của khuôn bế trong in ấn
Tương tự như những chiếc khuôn thông thường, loại khuôn này giúp định hình cho các sản phẩm một cách dễ dàng nhất. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của khuôn mà các bạn không thể không biết:
- Khuôn giúp đảm bảo các sản phẩm sản xuất tương đồng về hình dạng và kích thước
- Dễ dàng điều chỉnh tốc độ cắt ( dù nhanh hay chậm )
- Phù hợp với từng yêu cầu khác nhau của các đơn vị mà vẫn đảm bảo về chất lượng sản phẩm
- Giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các đơn vị kinh doanh
Một số loại khuôn bế thông dụng hiện nay
Dưới đây là một số loại khuôn sử dụng kỹ thuật bế phổ biến mà các bạn tham khảo:
- Khuôn hộp giấy, hộp bìa cứng
- Khuôn bao bì giấy
- Khuôn bánh trung thu
- Khuôn túi xách
- Khuôn thùng carton
- Khuôn giày
- ….
Dụng cụ làm khuôn bế thủ công
Trước khi bắt đầu quy trình sản xuất khuôn, các bạn hãy cùng SIC tìm hiểu thêm một số dụng cụ chuẩn bị làm khuôn bế cần thiết:
- Máy cưa ván bằng tay ( hay còn gọi là máy cưa lọng )
- Máy uốn dao bế cùng với một bộ vam gồm nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Hai dụng cụ này được dùng để tạo nên các góc vuông nhọn hay các chi tiết lên xuống trên sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng
- 1 bộ thước kỹ thuật gồm thước dây, thước ovan, thước tròn, thước cây ( độ dài từ 30cm, 50cm đến 1m)
- Băng keo hai mặt có độ dày 5cm
- Lưỡi cưa loại số 17 và ván ép 18mm
- Các dụng cụ hỗ trợ khác: kìm nhọn, mô tơ mài, máy khoan tay, compa, kéo cắt thép, dũa dẹp nhỏ,…
Quy trình làm khuôn bế thủ công
Quy trình làm khuôn bế thủ công gồm các công đoạn cụ thể như sau:
Luyện tập tạo đường cắt
Trước tiên để làm được khuôn, các bạn cần phải luyện tập đường cắt. Bao gồm:
- Đường cắt thẳng: các bạn sẽ sử dụng máy cưa và lưỡi cưa số 17 để luyện tập cưa các đường thẳng.
- Đường cắt tròn: các bạn dùng compa để luyện tập vẽ đường tròn với nhiều kích thước khác nhau. Sau đó, dùng khoan lỗ để khoan những lỗ nhỏ để lồng lưỡi cưa vào và tập cưa thật chuẩn.
Tiến hành tập uốn dao bế
Các bạn hãy sử dụng compa để vẽ hình tròn và dùng máy uốn dao bế để uốn tạo hình theo đường tròn đấy. Tập đi tập lại nhiều lần cho đều tay và nắm được lực cần thiết khi uốn dao là như thế nào.
Sau đó, để tăng thêm độ khó thì các bạn có thể tiếp tục luyện tập với các dạng hình khó hơn như: hình oval, hình trái tim hay hình ông sao,…
Tập vẽ khuôn bế
Khi tập vẽ bằng tay thì các bạn có thể sử dụng compa và thước kẻ. Để tạo nên một góc vuông tuyệt đối và chính xác nhất, các bạn hãy sử dụng một mẫu bao thư kích thước 12 x 22mm và làm theo nó.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể nhờ đến sự hỗ trợ của máy tính trong công đoạn này. Việc luyện tập này sẽ được thực hiện thông qua phần mềm Autocad rồi in ra.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về khuôn bế và những ưu điểm nổi bật của nó trong in ấn. SIC mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu khi tìm hiểu về khuôn và ứng dụng chúng một cách tốt nhất. Ngoài ra, để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích khác, các bạn hãy truy cập website SIC ngay nhé!