Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng

Khuôn in lụa là gì? Cách làm khuôn in lụa đơn giản nhất

Cách làm khuôn in lụa đơn giản nhất

Trong ngành in ấn thì khuôn in lụa đã quá nổi tiếng và được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng am hiểu chi tiết về công nghệ này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cách làm khuôn in lụa đơn giản, thành công tại nhà. Vì vậy đừng bỏ lỡ những nội dung sau đây nhé. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Tìm hiểu về khuôn in lụa

Tìm hiểu về khuôn in lụa
tìm hiểu về khuôn in lụa

Trong thực tế thì người ta có thể làm được nhiều khuôn in từ những vật liệu khác nhau. Chẳng hạn như khung in lụa từ gỗ hoặc khung in lụa từ kim loại. Trên mỗi khuôn in sẽ được căng những tấm lưới đã được tạo sẵn lỗ trống. Nhờ vậy mà mực in có thể chảy qua được trong quá trình in. 

Quá trình quan trọng hình thành nên những lỗ trống còn được gọi là quá trình chuyển hình ảnh cần in lên khuôn lưới. Ở giai đoạn đầu này thì thợ in sẽ dùng các phương pháp chuyển trực tiếp bằng cách vẽ lên lớp nền trắng, đất sét hoặc lớp nền dầu bóng. Tuy nhiên về sau thì đa phần người ta sẽ chuyển sang phương pháp gián tiếp bằng cách vẽ trên giấy nến hoặc sử dụng phương pháp cảm quang. Phương pháp cảm quang được đa số người dùng sử dụng hiện nay. 

Hướng dẫn cách làm khuôn in lụa

Khuôn in lụa không chỉ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau mà hình dáng của chúng được tạo ra cũng rất đa dạng. Mỗi người sẽ có một mục đích sử dụng khác nhau. Do đó mà họ có thể thiết kế ra những khuôn in hình vuông, tròn hoặc chữ nhật. Tuy nhiên để tạo ra được bất kỳ hình dáng hay làm từ chất liệu nào thì cách làm khuôn in lụa có thể thực hiện theo những cách sau đây: 

  • Tạo hình bằng cách vẽ lên nền trắng: Đối với phương pháp này thì đầu tiên bạn cần làm nóng chảy nến. Sau đó nhúng tấm lưới đã được khắc hoa văn. Thiết kế để nó thành hình dạng mà bạn mong muốn. Cuối cùng là để nguội.
  • Làm khuôn bằng dầu bóng: Đầu tiên bạn cần quét dầu bóng lên tấm lưới. Sau đó tiến hành vẽ hoa văn mình yêu thích bằng bút lông. Tiếp đến mang đi phơi khô là đã có thể sử dụng.
  • Vẽ trên nền đất sét: Ở phương pháp này thì bạn cần dùng tấm lưới đã được đục lỗ. Sau đó khắc hoa văn đẹp mắt rồi nhúng nó vào hồ đất sét. Cuối cùng đưa nó đi phơi khô.
  • Vẽ trên nền giấy: Đầu tiên bạn cần sử dụng mặt giấy nến đã được khắc sẵn bằng dao. Tiếp đến úp mặt giấy xuống rồi làm chảy nến bằng bàn ủi. Sau đó để nguội là hoàn thành. 
  • Vẽ cảm quang: Phương pháp này là phương pháp hiện đại đã được nâng cấp và cải tiến. Cụ thể nó nhờ vào khả năng sao chép nguyên mẫu một cách chân thực. 

Những lưu ý khi làm khuôn in lụa

Những lưu ý khi làm khuôn in lụa
những lưu ý khi làm khuôn in lụa

Các chuyên gia trong ngành in ấn đã chia sẻ rằng việc chọn lựa lưới in là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng in ấn. Đặc biệt sản phẩm tạo ra cần có độ mịn, độ nét về hình ảnh. Do đó công đoạn làm khuôn in cần phải đặc biệt chú ý đến độ mịn của lưới. Đồng thời cần chú ý đến đường kính sợi lưới, chiều rộng mắt lưới. Như vậy mới có thể tạo ra được bản in chất lượng tốt nhất. 

Chẳng hạn như lưới sẽ có ký hiệu T40 hay N40. Cụ thể lưới có 40 sợi/cm và 1600 lỗ/cm2. Đa phần khi in trên giấy thì người ta sẽ chọn lưới có ký hiệu  là T90 – T140. Hoặc khi in vải thì người ta sẽ chọn lưới có ký hiệu là T30 – T100, in bao bì PVC là T20 – T180….

Đối với những dung dịch cảm quang trong in lụa thường sẽ là dung dịch keo Crom – Gelatin hoặc dung dịch Crom – PVA.  Lưu ý rằng những dung dịch này rất nhạy sáng. Do đó bạn cần bảo quản ở nơi thích hợp.

Đối với công đoạn chụp bản thì người làm phải tiến hành trong buồng tối. Ngoài ra phim đặt lên bản lưới phải cùng chiều với mẫu in thật. Đồng thời rọi đèn và ánh sáng của nó cần được xuyên qua phim và đập lên lưới. 

Lưới trước đã được quét phủ lớp dung dịch. Do đó chỉ những chỗ không bị cản bởi mực mới có thể đóng rắn dưới tác dụng của ánh sáng. Khi ta mang bản đi rửa thì những chỗ không bị chiếu sáng sẽ bị rửa trôi. Như vậy sẽ tạo thành những khoảng trống. Mực in khi lọt qua những chỗ trống này sẽ bắt vào sản phẩm cần được in. Đây cũng là lưu ý mà người làm khuôn in cần nắm rõ.  

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ thông tin về cách làm khuôn in lụa đơn giản, đạt hiệu quả cao nhất. Mong rằng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn chi tiết về công nghệ in lụa. Nếu bạn có nhu cầu có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ càng nhé. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi. 

Rate this post

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dung môi pha mực in là gì - Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực in là gì? Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực hiện được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công...

Xem thêm
Tẩy băng keo bằng nước rửa chén

[Khám phá] Top 7+ cách tẩy băng keo hiệu quả tại nhà

Băng keo có thể bám dính trên nhiều loại bề mặt như tường, kình, gỗ,…...

Xem thêm
Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Cách tẩy mực in trên giấy như thế nào? Đôi lúc bạn muốn tẩy một số điểm...

Xem thêm
Copyright Phunuplus