Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng

Top 5 các loại mực in lụa phổ biên nhất 2021 – Sieuthinganhin

Top 5 các loại mực in lụa phổ biên nh

Mực in lụa là một trong những thành phần quan trọng quyết định đến chất lượng của hình ảnh in. Để đảm bảo ấn phẩm sau in đạt chất lượng tốt nhất, các bạn cần lưu ý chọn loại mực in lưới (in lụa) phù hợp nhất. Vậy mực in lụa có mấy loại? Cùng SIC tìm hiểu nhé!

NỘI DUNG CHÍNH

Các loại mực in lụa phổ biến nhất

Các loại mực in lụa
các loại mực in lụa

Dưới đây mà các loại mực in lưới nổi bật nhất mà các bạn có thể tham khảo:

Mực in gốc nước

Đây là loại mực có thể dễ dàng hòa tan trong nước ở nhiệt độ dao động từ 50 – 60 độ C và thường khó hòa tan dưới nước ở nhiệt độ dưới 25 độ C.

Đặc điểm của mực in gốc nước:

  • Có thể dùng in trực tiếp lên các vật liệu được làm từ xenluloza (vải bông, gai sợi, mây tre,…)
  • Mực có thể khô tự nhiên mà không cần tác động nhiệt hay ánh sáng
  • Khi được sử dụng in trên gỗ, mực in lưới gốc nước thường được pha sẵn màu

Các loại mực in gốc nước trên thị trường thường là mực in lụa pha sẵn, tuy nhiên các bạn cũng có thể mang về tự pha với các loại chất phụ gia khác.

Mực UV

Mực in lưới UV là loại mực in gốc dầu, mực chỉ khô khi được sấy bằng tia UV (hay tia tử ngoại). Mực UV hiện được sử dụng phổ biến trong ngành in ấn kỹ thuật như: in biển quảng cáo, in đồ điện tử, hàng may dệt,… giúp tạo độ sống động cho hình ảnh.

Đặc điểm của mực in lưới UV:

  • Mực có độ bám dính tốt, có thể bám dính trên nhiều loại vật liệu khác nhau
  • Mực có độ trong suốt hoàn hảo, dù làm bóng, mờ hay  tạo gồ hạt bề mặt cũng mang lại hiệu quả rất tốt
  • Có thể ứng dụng trên nhiều kỹ thuật in ( in offset, in lụa, in UV,….)

Mực in gốc dầu

Mực in lưới gốc dầu là loại mực được sản xuất và điều chế từ dầu mỏ. Vì vậy, loại mực này có mùi đặc trưng của dầu, mùi nặng hay nhẹ tùy vào từng loại. Trong đó, các loại mực được pha sẵn thường có mùi mực nhẹ.

Đặc điểm của mực in lưới gốc dầu:

  • Khả năng bám dính của mực khá tốt
  • Tuy nhiên, mực gốc dầu thường độc hại hơn so với mực in gốc nước
  • Mức độ độc hại của mực được phân loại theo nhiều cấp độ khác nhau: mực không chì (Lead Free), mực không kim loại ( Non-metal ), mực không Phthalate ( Phthalate free),….
  • Các vật liệu sử dụng mực in gốc dầu phải kể đến đó là: áo mưa, bao bì, túi nilon,…
👉 Tham khảo ngay: Một hộp mực in được bao nhiêu trang giấy? giúp bạn lựa chọn được dòng mực in chất lượng và tối ưu nhất.

Mực in Plastisol

Mực in lưới Plastisol là loại mực in gốc dầu nhẹ. Đây là một trong những loại mực in lưới được khá nhiều người lựa chọn.

Đặc điểm của mực in lưới Plastisol:

  • Độ bám dính tốt hơn các loại mực gốc nước
  • Độ bóng bề mặt cao, có thể dễ dàng làm mờ tùy theo ý người sử dụng
  • Tuy nhiên, mức cần phải xử lý ở nhiệt độ trên 160 độ C trong khoảng 10 giây sau in thì mới có thể đạt chất lượng tốt nhất. Ngược lại, nếu không đạt điều kiện vậy mực sẽ bị bở ra như khoai.

Mực in Sublimation

Mực in lụa này là loại mực in gốc nước, chủ yếu được sử dụng cho việc in chuyển nhiệt. Khi in, mực sẽ được in trên 1 tờ giấy chuyên dụng, sau đó người thợ sẽ dùng nhiệt độ để ép mực sang bề mặt vật liệu cần in. Lúc này, mực sẽ thăng hoa sang lớp thứ hai.

Đặc điểm của mực in lưới Sublimation:

  • Mực có thể sử dụng đa dạng trên các vật liệu in như: thủy tinh, vải, gốm sứ, kim loại, nhựa PVC,…
  • Màu mực lên rất chuẩn, có khả năng chịu nhiệt trên 220 độ C
  • Mực thường thích hợp sử dụng với các loại máy in của hãng Epson
Tổng hợp các loại mực in lụa
tổng hợp các loại mực in lụa

Nên sử dụng loại mực in lụa nào trên máy?

Hiện nay trên thị trường, mực in lưới được sản xuất khá đa dạng. Vậy đâu mới là loại mực in lụa cao cấp thích hợp sử dụng trên máy? Theo như đánh giá của nhiều đơn vị cung cấp mực thì mực Plastisol hiện là loại mực được ưa chuộng nhất trong lĩnh vực in lưới cao cấp hiện nay. Loại mực này hoạt động ổn định ở cả nhiệt độ thường, thích hợp với nhiều dòng máy in lưới mà không sợ mực bị bít.

Tuy nhiên, khi sử dụng loại mực này, các bạn cũng nên lưu ý bổ sung thêm công đoạn sấy nhiệt và tối ưu hiệu quả của mực thông qua phương pháp sấy. Một số loại mực Plastisol phổ biến đó là: mực Wiflex, mực Aone tex, mực Sico,….

Ngoài ra, nếu các bạn quan ngại mực in gốc dầu ảnh hưởng đến sức khỏe thì có thể tham khảo thêm một số dòng mực gốc nước. Các loại mực in lụa gốc nước hiện đang được nghiên cứu và xử lý rất tốt, nhiều loại đáp ứng đầy đủ các điều kiện khi in lưới trên máy.

Hy vọng rằng với những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về mực in lụa và các loại mực in lưới (in lụa) phổ biến hiện nay. Ngoài ra, nếu các bạn đang thắc mắc mực in offset là gì, các bạn hãy truy cập vào website SIC để tìm hiểu ngay nhé!

Rate this post

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dung môi pha mực in là gì - Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực in là gì? Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực hiện được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công...

Xem thêm
Tẩy băng keo bằng nước rửa chén

[Khám phá] Top 7+ cách tẩy băng keo hiệu quả tại nhà

Băng keo có thể bám dính trên nhiều loại bề mặt như tường, kình, gỗ,…...

Xem thêm
Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Cách tẩy mực in trên giấy như thế nào? Đôi lúc bạn muốn tẩy một số điểm...

Xem thêm
Copyright Phunuplus