Ngày nay, giấy là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng không phải ai cũng biết chính xác giấy được làm như thế nào? Quy trình sản xuất giấy gồm những công đoạn nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn hãy theo dõi bài viết sau đây của SIC ngay nhé!
XEM THÊM:
- Hướng dẫn phân loại các loại túi ni lông phổ biến hiện nay
- [Tìm hiểu] Quy trình sản xuất bột giấy chi tiết từ A – Z
- [Khám phá] Quy trình tái chế giấy hiện đại hiện nay
NỘI DUNG CHÍNH
Quy trình sản xuất giấy diễn ra thế nào?
Quy trình sản xuất giấy chuyên nghiệp gồm các công đoạn cơ bản sau đây:
Xử lý bột gỗ trước khi sản xuất
Đầu tiên, bột giấy trước khi sản xuất sẽ trải qua hai quá trình xử lý cơ học và hóa học. Cụ thể như sau:
Quá trình xử lý cơ học:
Các mảnh gỗ sẽ được xử lý bằng cách nấu lên thông qua phương pháp tẩy trắng (bao gồm tẩy trắng có và không có clo):
- Bột gỗ mài trắng: bột gỗ loại này được mài từ gỗ đã được bóc vỏ trong các loại máy mài gỗ.
- Bột gỗ mài nâu: bột gỗ này được tạo nên khi các cuống cây thấm nước trong các nồi nấu từ trước khi được mài.
- Bột gỗ nhiệt cơ: bột được làm từ các loại gỗ phế liệu được băm nhỏ hay vỏ bào từ các xưởng cưa. Sau đó, thông qua phương pháp nhiệt cơ, chúng sẽ được làm thấm ướt ở nhiệt độ 130 độ C. Cuối cùng, cho thêm nước và nghiền chúng trong các máy nghiền.
Quá trình xử lý hóa học:
Với quá trình xử lý này, các mảnh gỗ sẽ được nấu từ 12 – 15 tiếng, sau đó các sợi sẽ được tách ra khỏi các thành phần cứng và đi theo cellulose.
Sau khi quá trình nấu hoàn tất, bột giấy sẽ được chuyển qua tẩy trắng. Hình thức tẩy trắng gồm 2 hình thức cơ bản là tẩy trắng có Chlorine và tẩy trắng không có Chlorine. Tuy tẩy trắng có Chlorine giúp bột giấy có độ trắng cao hơn nhưng do chất clo gây ảnh hưởng đến môi trường nên hình thức này vẫn cần lưu ý khi sử dụng.
Đưa bột gỗ vào hộp đổi chiều
Bột giấy sau khi được xử lý sẽ được chuyển sang một máy làm giấy lớn. Chiếc máy này trải dài gần gấp 4 lần so với chiều dài của một chiếc bể bơi đạt chuẩn Olympic và cao xấp xỉ một tòa nhà 3 tầng.
Sau đó, thông qua hộp đổi chiều, bột giấy sẽ được phun qua một khe ngang được thiết kế trên lưới thép di chuyển. Từ đó, giúp loại bỏ đi lượng nước dư thừa.
Xe sợi và ép giấy
Ở công đoạn này, các sợi làm giấy sẽ được trải ra và tạo thành một tấm màng mỏng. Điều này bước đầu định hình trang giấy.
Tiếp đến, chúng sẽ được di chuyển với tốc độ cao gần 90 km/h vào khu vực nén ép. Tại đây, những tấm giấy mỏng này sẽ được ép nước ( hơn 50% lượng nước được vắt ra ). Ngoài ra, khoảng 90% lượng nước sử dụng trong toàn bộ quá trình sản xuất giấy sẽ được tái sử dụng.
Sấy khô
Khi nhiệt độ tăng lên đến mức hơn 100 độ C, các tấm giấy sẽ được sấy khô trên một loạt các bình khí với chất liệu gang. Thông thường, quy trình sản xuất giấy chất lượng không quá cao sẽ kết thúc ở đây.
KHÁM PHÁ NGAY: Máy làm cốc giấy tự động – Giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp sản xuất túi giấy số lượng lớn hiện nay. |
Chuyển đổi tính chất giấy
Để đáp ứng nhu cầu cao hơn về chất lượng từ các doanh nghiệp, giấy thành phẩm sau khi được tạo ra sẽ được phủ một lớp hóa chất lên trên bề mặt giấy. Sau đó, chúng sẽ được để khô để cải thiện tính chất giấy trước khi được cuốn vào các cuộn giấy to. Tiếp đến, cuộn giấy lớn sẽ được cắt thành các khổ có kích thước nhỏ hơn để thuận tiện cho việc ứng dụng.
Kiểm tra, hoàn thiện và đóng gói thành phẩm
Sau khi những tờ giấy nhỏ đã được cắt thành phẩm, chúng sẽ được xử lý thêm trước khi được bọc vào bao bì đóng gói. Cuối cùng, khi công việc đóng gói hoàn thành, giấy sẽ được xếp gọn vào thùng và vận chuyển đến các đơn vị đặt hàng.
Phân biệt các loại giấy sử dụng và không sử dụng trong in ấn
Giấy hiện nay được sản xuất khá đa dạng với nhiều tính năng sử dụng khác nhau. Dưới đây là các loại giấy phổ biến trong và ngoài in ấn mà các bạn cần biết:
Các loại giấy dùng trong in ấn
- Giấy tráng phủ, giấy tráng không phủ, giấy couche, giấy ford,…. Các loại giấy này thường được sử dụng trong in ấn các ấn phẩm như menu, catalogue, name card,…
- Giấy Kraft tái chế: chủ yếu được sử dụng làm bao bì thư, túi giấy,…
- Giấy mỹ thuật, giấy đã sunphua hóa, giấy thấm nước,….
- Các loại giấy bìa carton, bìa cứng,…
Các loại giấy không dùng trong in ấn
- Giấy than – loại giấy thấm mực mà không cần in ấn
- Giấy thấm dầu
- Giấy mềm không in
- Giấy dán tường
- Giấy kim tuyến, giấy nhám
Như vậy, SIC vừa chia sẻ đến các bạn tất cả các thông tin về quy trình sản xuất giấy hiện đại hiện nay. SIC mong rằng những thông tin trên đây sẽ trở thành nguồn tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn. Ngoài ra, nếu các bạn đang quan tâm quy trình sản xuất ly giấy hiện nay gồm những công đoạn nào, các bạn có thể tham khảo trực tiếp tại website Sieuthinganhin SIC.