Mỗi ngày, hàng ngàn tấn giấy được tiêu thụ trên toàn quốc, và sau khi được sử dụng chúng thường bị vứt đi như phế liệu. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Vậy quy trình tái chế giấy diễn ra như thế nào? Các bạn hãy cùng Sieuthinganhin giải đáp ngay nhé!
CÓ THỂ BẠN ĐANG QUAN TÂM: |
NỘI DUNG CHÍNH
Tại sao nên tái chế giấy?
Tái chế giấy có thể làm giảm bớt các vấn đề này bằng cách tái sử dụng các loại giấy này thành giấy mới. Dưới đây là một số lý do các bạn nên chọn tái chế các loại giấy:
Giảm lượng chất thải
Giấy là một trong những thành phần chất thải rắn được thải ra hàng ngày. Việc tái chế chúng đồng nghĩa với việc sẽ có ít chất thải cần giải quyết hơn.
Thu hẹp không gian chôn lấp
Giấy thải ít thì tình trạng đất bị lấp đầy bởi rác thải cũng giảm đi. Từ đó, tài nguyên đất cũng được tiết kiệm đáng kể.
Giảm lượng khí CO2
Giấy tái chế càng nhiều, số lượng chặt cây lấy gỗ sản xuất giấy mới sẽ giảm. Lúc này, lượng CO2 lưu trữ trong cây sẽ tăng lên bởi cây có khả năng hấp thụ CO2 rất tốt. Điều này giúp giảm sự tập trung của khí nhà kính trong khí quyển
Bảo vệ tài nguyên rừng
Giấy được sản xuất với nguyên liệu chính là bột gỗ. Với nhu cầu về giấy tăng mạnh như hiện nay thì nguồn tài nguyên rừng không thể đáp ứng kịp. Khai thác rừng quá nhiều sẽ kéo theo nhiều bất lợi đến tính đa dạng sinh học. Vì vậy, khi giấy được tái chế sẽ giúp giảm thiểu vấn đề này.
Tiết kiệm chi phí
Giá của các loại giấy tái chế thường rẻ hơn so với các sản phẩm sản xuất từ bột giấy mới. Người tiêu dùng tái sử dụng giấy sẽ giúp họ tiết kiệm được số tiền lớn.
KHÁM PHÁ NGAY: Máy làm ly giấy chính hãng, uy tín nhất hiện nay – Giải pháp tối ưu nhất cho các doanh nghiệp sản xuất cốc,ly giấy tự động hiện nay. |
Quy trình tái chế giấy diễn ra như thế nào?
Quy trình tái chế giấy diễn ra theo trình tự cơ bản sau:
Lựa chọn giấy phế liệu
Trước khi tái chế, giấy phế liệu sẽ được phân loại và chọn lọc nhằm đảm bảo nguyên liệu tái chế không chứa tạp chất bẩn (kim loại, nhựa,…). Đây là công đoạn rất quan trọng bởi giấy tái chế nếu lẫn quá nhiều tạp chất sẽ rất khó để tái chế đạt chất lượng.
Với những loại giấy phế liệu không thể tái chế, chúng sẽ được loại bỏ và đem chế biến thành phân bón hoặc tận thu nhiệt thông qua quá trình đốt.
Tập hợp và vận chuyển đến nhà máy chế biến giấy
Giấy tái chế sau khi được thu mua và phân loại sẽ được ép chặt thành từng khuôn lớn. Sau đó, chúng sẽ được chuyển đến các nhà máy tái chế giấy đã qua sử dụng. Tại đây, chúng sẽ được đưa vào dây chuyển và tái chế thành các loại giấy mới.
Tái tạo bột giấy và tẩy mực giấy
Sau khi được chuyển về các nhà máy tái chế, giấy phế liệu sẽ được đưa vào bể chứa nước lớn. Đây là khu vực chứa nguồn nước và hóa chất giúp giấy thành bột. Lúc này, giấy sẽ được cắt thành từng mảnh nhỏ và đánh tơi tạo thành hỗn hợp dẻo.
Tiếp đến, hỗn hợp trên sẽ được đưa đến lỗ và vào rãnh để sàng lọc các tạp chất nhỏ còn sót lại. Sau đó, các đơn vị sản xuất sẽ sử dụng hóa chất, xà phòng sục vào bột để loại bỏ hoàn toàn mực in và tách băng dính ra khỏi bột.
Nghiền giấy và làm trắng giấy
Công đoạn tiếp theo đó chính là nghiền và làm trắng giấy. Ở công đoạn này, bột sẽ được nhồi và đập để làm xơ sợi bông lên. Nếu bột vẫn còn chứa nhiều xơ sợi lớn thì bước nghiền sẽ giúp phân tách chúng dễ dàng. Ngoài ra, lúc này màu trong giấy cũng được loại bỏ cùng các loại hóa chất tẩy rửa.
Tiếp theo, dùng bột tẩy trắng cùng với các loại hóa chất khác (hydrogen peroxide, oxygen,..) để giấy tái chế trở nên trắng sáng hơn. Tuy nhiên, đối với các loại giấy màu nâu thì có thể bỏ qua công đoạn này.
Thực hiện seo giấy
Công đoạn cuối cùng của quy trình tái chế đó là xeo giấy. Bột sẽ được tiến hành trộn cùng nước, sau đó thông qua khuôn lưới chao hỗn hợp trên sẽ được lắc nhẹ để thoát hơi nước. Khi trên khuôn lưới chỉ còn đọng lại bột giấy thì bột sẽ được di chuyển qua các trục ép có bọc bạt vắt nước trước khi đem phơi (hay sấy khô).
Các loại giấy thường sử dụng để tái chế
Không phải tất cả các loại giấy đều có thể sử dụng để tái chế, nhưng hầu hết giấy có thể. Cụ thể như:
- Các loại thùng carton (bìa cứng): chúng được cấu tạo từ các lớp giấy nối với nhau bằng một lớp lót bên trong có rãnh hoặc xù
- Sổ cái trắng: tiêu đề giấy trắng, không bóng, có thể in hoặc không in. Ngoài ra, nó cũng có thể đánh máy, viết tay và sao chép giấy máy
- Giấy báo cũ: đây là loại giấy tái chế phổ biến nhất, sau khi được tái chế nó có thể ứng dụng khá rộng rãi
- Các loại giấy thải ở văn phòng: đó có thể là những giấy tờ thu thập từ các văn bản hết hiệu lực, tập sách, tờ rơi, phong bì thư,…
- Giấy hỗn hợp: các loại giấy còn trộn lẫn nhiều giấy tờ khác nhau, chưa được sắp xếp cụ thể.
Với nội dung bài viết trên đây, SIC đã chia sẻ đến các bạn những thông tin hữu ích về quy trình tái chế giấy. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp các bạn nhận ra được tầm quan trọng của việc tái sử dụng giấy trong cuộc sống. Ngoài ra, nếu các bạn đang tìm kiếm công ty sản xuất ly giấy uy tín, chất lượng thì các bạn có thể tham khảo ngay tại chuyên mục tin tức của Sieuthinganhin nhé!