Hiện nay, các sản phẩm nhựa ngày càng đa dạng và ứng dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, điều này kéo theo số lượng rác thải nhựa không ngừng tăng cao. Đây cũng là một trong những lý do mà chúng ta cần phải tái chế nhựa.
Vậy quy trình tái chế nhựa phế liệu gồm những công đoạn nào? Theo dõi bài viết dưới đây và khám phá ngay nhé!
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: |
NỘI DUNG CHÍNH
Tại sao nên lựa chọn tái chế nhựa?
Trên thực tế, các chất thải nhựa rất ít hoặc hầu như không phân hủy trong môi trường tự nhiên. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của chúng ta. Vì vậy, tái chế nhựa là một trong những việc làm vô cùng cần thiết.
Dưới đây là một số lợi ích khi tái chế các sản phẩm nhựa mà các bạn không thể không biết:
- Giảm thiểu được lượng chất thải nhựa gây nguy hiểm cho môi trường. Từ đó, bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của mọi người
- Tiết kiệm nhiều chi phí trong hoạt động sản xuất, bởi rác thải nhựa là nguồn nguyên liệu quý có thể chế tạo ra nhiều sản phẩm mới
- Giảm thiểu được lượng khí độc khi đốt và tiêu hủy rác thải nhựa, đặc biệt là loại khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính
- Hạn chế sự biến đổi của các chất trong đất, giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến đời sống công người cũng như vi sinh vật trên Trái Đất
Quy trình tái chế nhựa phế liệu
Quy trình tái chế nhựa phế liệu diễn ra theo các công đoạn chính như sau:
Bước 1: Sàng lọc nhựa
Các sản phẩm nhựa phế liệu sau khi thu gom về sẽ được sàng lọc để loại bỏ những chất bẩn bám xung quanh nhựa (các mảnh vụn nhỏ, đất cát,….)
Bước 2: Tiến hành phân loại quang học
Sau khi sàng lọc, nhựa phế liệu sẽ được các đơn vị sản xuất chiếu tia vào chúng để tiến hành phân loại nhựa dựa theo nguồn gốc của chúng (nhựa HDPE, nhựa PET,…. hay các loại nhựa khác)
Bước 3: Nghiền nhựa
Những sản phẩm nhựa phế liệu cùng chất liệu sẽ được tập trung cùng nhau, thông qua phương pháp kiểm tra thủ công và đem đi nghiền.
Bước 4: Rửa sạch
Sau khi được nghiền nát, nhựa sẽ được rửa trong nước nóng trong khoảng 1 giờ đồng hồ
Bước 5: Khử trùng
Nhựa sau khi rửa sạch sẽ được đem đi khử trùng nhằm đảm bảo các phế liệu nhựa sạch sẽ và an toàn.
Bước 6: Phân phối
Đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình tái chế nhựa. Sau khi thực hiện hoàn tất các công đoạn trên, nhựa sẽ được đem đi phân phối.
Phân loại các phế liệu nhựa
Vậy phế liệu nhựa được phân loại như thế nào? Dưới đây là 4 loại nhựa được tái chế chính mà các bạn cần biết:
Nhựa PVC
Nhựa PVC hay còn được gọi là nhựa Polyvinyl chloride. Các sản phẩm làm từ nhựa PVC có độ dẻo cao, giá thành rẻ nhưng không sử dụng được ở nhiệt độ cao (< 81 độ C). Bởi loại nhựa này có thể giải phóng nhiều khi sử dụng ở nhiệt độ cao. Vì vậy, chúng hiếm khi được dùng để sản xuất bao bì sản phẩm.
Khi tái chế, nhựa PVC sẽ được pha trộn với một số chất phụ gia khác (chất bôi trơn, ổn định nhiệt, hóa dẻo,…) nhằm phù hợp với từng tính năng của sản phẩm mới.
Nhựa PE
Đây là loại nhựa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay ( từ gia đình, chợ lớn, siêu thị,.. cho đến các cửa hàng ven đường. Các loại túi được sản xuất từ nhựa PE thường dễ bị nhầm lẫn so với các loại túi nilon thông thường. Tuy nhiên, nilon là loại polyamid có đặc tính hóa học và tính chất hoàn toàn khác nhựa PE.
Nhựa ABS
Nhựa ABS là một trong những loại nhựa được các đơn vị tái chế lựa chọn nhiều nhất để tạo ra các vật dụng từ nhựa tái sinh. Bởi các sản phẩm từ nhựa ABS có khả năng chịu nhiệt cao, tính cơ học tốt và không bị biến dạng khi gặp nước sôi.
Các hạt nhựa tái sinh ABS sau khi được tái chế đã được ứng dụng rất rộng rãi để tái chế nhiều dạng sản phẩm như: bàn phím, vỏ hộp, ống chỉ, dụng cụ âm nhạc, dè xe,…
Nhựa PET
Nhựa PET là loại nhựa trong suốt, độ bền cao, khi sử dụng ở nhiệt độ thường nhựa không gây độc hại. Loại nhựa này thường được sử dụng để sản xuất chai đựng nước với nhiều dung tích khác nhau.
Ngoài ra, một lượng lớn chai nhựa PET còn được ứng dụng để đựng các sản phẩm dạng lỏng như: nước mắm, dầu thực vật,… Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyến cáo rằng chúng ta không nên sử dụng chế phẩm nhựa này quá 10 tháng bởi nó có thể sản xuất ra chất gây ung thư.
Qua nội dung bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về quy trình tái chế nhựa phế liệu cũng như việc phân loại phế liệu nhựa. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc phân loại và tái chế các sản phẩm từ nhựa.