Ép kim và ép nhũ là hai kỹ thuật gia công sau in khá phổ biến trong công nghiệp in ấn hiện nay. Vậy hai kỹ thuật này có điểm gì khác nhau? Cùng SIC khám phá để được giải đáp ngay nhé.
XEM THÊM:
- Dập nổi là gì? – Những lưu ý khi dập nổi mà bạn cần biết
- [Tổng hợp] Top 8 kỹ thuật gia công sau in phổ biến nhất hiện nay
NỘI DUNG CHÍNH
Ép kim là gì?
Ép kim là kỹ thuật sử dụng lực ép lớn kết hợp với nhiệt độ để ép lớp kim loại mỏng lên giấy hoặc lên da. Kỹ thuật này khi ép cần sử dụng khuôn ép với hai loại khuôn chính là khuôn kẽm và khuôn đồng.
- Khuôn kẽm: có giá thành rẻ và khả năng ép nhanh chóng. Tuy nhiên độ bền của khuôn không cao lắm.
- Khuôn đồng: giá thành cao hơn so với khuôn kẽm, nhưng độ bền và độ chính xác cao hơn.
Kỹ thuật ép này thường được sử dụng ép trên các sản phẩm như card visit, name card,… Thường thì chúng sẽ được ép toàn bộ nội dung, dập nổi, phủ UV hoặc bồi 3D,… tùy theo nhu cầu khách hàng.
Ép nhũ là gì?
Ép nhũ là kỹ thuật ép gia công sau in nhằm làm tăng tính thẩm mỹ. Khác với kỹ thuật ép kim, ép nhũ được sử dụng cho các sản phẩm gia công lấy nhanh, in nhanh của khách hàng.
Ép nhũ sẽ sử dụng loại mực nhũ đặc biệt mà không cần dùng khuôn. Khi ép, kỹ thuật này sẽ dùng luôn máy in mực nhũ để in ấn lên sản phẩm. Màu sắc mực nhũ khá đa dạng, tùy theo nhu cầu của khách hàng mà sẽ thực hiện gia công với màu sắc phù hợp nhất. Một số màu mực nhũ cơ bản như: màu vàng golden, trắng camay, bạc sliver,…
So sánh ép kim và ép nhũ
Qua hai định nghĩa trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu ép nhũ là gì cũng như ép kim là gì. Hiện tại, kỹ thuật ép nhũ và ép kim đều ra đời từ khá lâu trong ngành in ấn. Tuy nhiên, nhờ tính ứng dụng cao mà hai kỹ thuật này vẫn luôn được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Về hình thức, hai kỹ thuật gia công này đều giúp cho sản phẩm nâng cao tính thẩm mỹ khi sử dụng. Nhưng chúng vẫn có khá nhiều điểm khác biệt như:
Hình thức, chất lượng sản phẩm
- Ép kim: chất lượng sản phẩm sau khi gia công ép kim thường vượt trội hơn so với ép nhũ. Bởi ép kim giúp tạo độ nhấn nhất định khi sử dụng ép bằng khuôn. Từ đó nhìn sản phẩm sẽ thẩm mỹ, cao cấp và chuyên nghiệp hơn rất nhiều.
- Ép nhũ: khác với ép kim, với những ấn phẩm in card visit ép nhũ thường có phần in hời hợt hơn và dễ bị bong tróc. Đồng thời màu sắc và độ bám dính mực trên sản phẩm cũng kém hơn chút so với ép kim.
Lịch sử hình thành
Hai kỹ thuật ép kim và ép nhũ đều có lịch sử hình thành khá lâu đời. Trong đó:
- Ép kim ra đời trước
- Ép nhũ được hình thành và ra đời sau ép kim
Thời gian khi in ấn
Xét về thời gian in ấn thì hai kỹ thuật này có điểm khác biệt đó là:
- Ép kim: thời gian in lâu hơn. Bởi ép kim cần phải có thời gian tạo khuôn ép. Đồng thời, để việc in được chính xác nhất thì khuôn ép còn phải trải qua quá trình thử trước khi in. Vì vậy, nó thường thích hợp với nhu cầu sản phẩm in chất lượng.
- Ép nhũ: kỹ thuật in này có thời gian in ấn nhanh hơn khi không cần tạo khuôn ép. Khi ép nhũ chỉ cần máy in và mực nhũ là có thể in trực tiếp. Chính vì vậy, nó thường thích hợp với nhu cầu in nhanh của khách hàng.
Chi phí in ấn
Về chi phí khi in ấn, ép nhũ thường có giá thành thấp hơn so với ép kim. Dù ép nhũ nhanh hơn ép kim nhưng ép kim lại giúp sản phẩm có độ nhún nhất định, làm nổi bật sản phẩm.
Nên sử dụng ép kim hay ép nhũ trên ấn phẩm?
Tùy vào từng vào đặc điểm cũng như yêu cầu của mỗi chiến dịch marketing, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp ép nhũ, ép kim hoặc các kỹ thuật gia công khác phù hợp nhất.
Để quyết định sử dụng ép kim hay ép nhũ trên ấn phẩm các bạn có thể căn cứ theo những vấn đề sau:
- Thời gian in ấn: nếu in ấn gấp kịp cho chiến dịch thì các doanh nghiệp nên lựa chọn ép nhũ với số lượng sản phẩm in ấn vừa phải, nhanh chóng. Ngược lại, nếu thời gian không quá gấp bạn nên sử dụng ép kim để sản phẩm đạt được tính thẩm mỹ tối ưu nhất.
- Nguồn ngân sách: ép nhũ sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều chi phí sản xuất và in ấn so với ép kim. Do đó, tùy thuộc vào nguồn ngân sách mà doanh nghiệp lựa chọn kỹ thuật tương ứng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về ép kim và ép nhũ mà SIC đã chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp các bạn có thể phân biệt được ép kim và ép nhũ. Đồng thời giúp bạn lựa chọn được kỹ thuật ép phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp mình.