Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng

Top 8+ kỹ thuật gia công sau in phổ biến nhất 2021

Các kỹ thuật gia công sau in

Hiện nay, gia công in ấn là một trong những khâu quan trọng trong in ấn trước khi hoàn thành ấn phẩm. Vậy gia công sau in là gì? Kỹ thuật gia công nào được ưa chuộng nhất? Cùng SIC tìm lời giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây ngay nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

NỘI DUNG CHÍNH

Gia công sau in là gì?

Kỹ thuật cán màng
kỹ thuật cán màng

Gia công sau in là quá trình diễn ra sau khi in ra thành phẩm. Công đoạn này giúp cho sản phẩm có được màu in chuẩn, hình ảnh sắc nét và hoàn chỉnh theo bản mẫu mà doanh nghiệp mong muốn.

Tuy bước gia công in ấn này là bước sau cùng trước khi in ra thành phẩm nhưng nó vẫn được đánh giá là yếu tố quyết định lớn đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, gia công in ấn là công việc không thể thiếu trong sản xuất và in ấn hiện nay.

Một số kỹ thuật gia công sau in phổ biến

Hiện tại, các kỹ thuật gia công trong ngành in khá đa dạng. Môi kỹ thuật gia công sẽ có những ưu, nhược điểm riêng cũng như đáp ứng từng nhu cầu khác nhau của khách hàng. Dưới đây là một số kỹ thuật gia công in ấn phổ biến mà các bạn có thể tham khảo:

Kỹ thuật cắt xén thành phẩm

Kỹ thuật cắt thành phẩm
kỹ thuật cắt thành phẩm

Cắt xén thành phẩm là công đoạn đầu tiên trong các hoạt động gia công in ấn. Hầu hết các sản phẩm sau khi in xong sẽ trải qua quá trình cắt xén nhằm đưa sản phẩm về đúng kích thước yêu cầu. Hoặc tách nhỏ sản phẩm được in trên cùng một tờ giấy theo mẫu mà khách hàng yêu cầu.

Các loại máy xén giấy thông dụng hiện nay được ứng dụng nhiều nhất đó là máy cắt 1 mặt và máy cắt 3 mặt.

Kỹ thuật tráng phủ

Kỹ thuật tráng phủ
kỹ thuật tráng phủ

Tráng phủ cũng là một trong những kỹ thuật gia công in ấn khá phổ biến. Kỹ thuật ày sec trán lên bề mặt tờ giấy một lớp hóa chất để tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Hiện tại, có hai dạng kỹ thuật tráng phủ chính:

  • Tráng phủ lắc: thường sử dụng trên các loại máy offset thông thường với loại mực lắc trong.
  • Tráng phủ UV: kỹ thuật này dùng vecni UV với các loại máy tráng phủ UV. Trong đó, phủ UV được chia thành hai kiểu: phủ UV toàn phần và phủ UV từng phần (chỉ phủ những phần thông tin cần thiết).

Kỹ thuật cán màng

Kỹ thuật cán màng là một trong những kỹ thuật gia công được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất. Kỹ thuật này sử dụng một lớp màng nhựa mỏng cán trên bề mặt sản phẩm nhằm bảo vệ thành phẩm không bị trầy xước, độ bền màu mực in cao, chống ẩm,….. Từ đó, tăng tính thẩm mỹ cho mỗi ấn phẩm.

Kỹ thuật cán màng gồm hai kỹ thuật cán chính, đó là:

  • Cán màng bóng: kỹ thuật cán này sử dụng nhựa polymer có độ trong và bóng, sau đó cán nhiệt để liên kết với bề mặt sản phẩm. Sản phẩm cán màng bóng thường sẽ sáng và cứng cáp.
  • Cán màng mờ: khác với cán màng bóng, cán màng mờ phủ lên bề mặt sản phẩm một lớp màng nhựa không quá sáng bóng. Sản phẩm cán mờ thường sẽ có màu sắc trầm, tạo cảm giác sang trọng hơn khi sử dụng.

Ngoài ra, các dòng máy cán màng chuyên nghiệp hiện nay cũng khá đa dạng với nhiều tính năng nổi bật như: máy cán màng nhiệt, máy cán màng nước, máy cán màng nguội,….

Kỹ thuật lăn vân thành phẩm

Kỹ thuật gia công lăn vân thành phẩm chủ yếu được sử dụng cho các ấn phẩm như bìa sách, thiệp mời,… Loại máy sử dụng để lăn vân có cấu tạo gồm 2 trục kim loại chính và 1 trục tạo vân trên bề mặt sản phẩm. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn kết hợp hai kỹ thuật cán màng và lăn vân để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Kỹ thuật ép kim

Kỹ thuật ép kim
kỹ thuật ép kim

Ép kim là kỹ thuật gia công sử dụng khuôn bằng kim loại ép lên bề mặt sản phẩm in theo yêu cầu của khách hàng. Trước khi thực hiện ép, khuôn kim loại sẽ được khắc hình ảnh, chữ trang trí,… theo những gì mà khách hàng mong muốn. Kỹ thuật ép kim được sử dụng đa dạng trên các loại sản phẩm như thiệp cưới, name card, card visit, thiệp sinh nhật,…

Kỹ thuật gấp và dán thành phẩm

Sau khi thực hiện in thành phẩm, có những loại giấy đay phải tạo vết gấp trước khi gấp bằng tay. Sau đó, tiến hành dán sản phẩm tùy theo mẫu của từng sản phẩm. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao năng suất, các doanh nghiệp có thể sử dụng các loại máy gấp, dán tự động. Kỹ thuật gia công này thường sử dụng trong in ấn hộp giấy, tờ rơi,…

Kỹ thuật cắt bế gân, bế răng cưa

Kỹ thuật bế gân, bế răng cưa thường sử dụng cho các sản phẩm có hình dạng phức tạp, không thể thực hiện cắt bằng máy. Các sản phẩm ứng dụng kỹ thuật cắt bế chủ yếu là bao thư, giấy,…. Trong khi đó, bế răng cưa lại thích hợp với các sản phẩm như vé xe, voucher khuyến mãi, phiếu giảm giá,….

Kỹ thuật dập chìm, dập nổi

Kỹ thuật dập chìm, dập nổi là kỹ thuật gia công giúp tạo nên các hình ảnh nổi, chìm trên bề mặt sản phẩm thông qua hệ thống khuôn âm dương. Kỹ thuật gia công này chủ yếu được ứng dụng cho các sản phẩm như hộp giấy, name card,….

Qua những thông tin trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn gia công sau in là gì và các kỹ thuật gia công sau in phổ biến hiện nay. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu và lựa chọn kỹ thuật gia công phù hợp nhất. Ngoài ra, nếu các bạn đang quan tâm đến các dòng máy đóng ghim sách, các bạn có thể tham khảo trực tiếp tại website Sieuthinganhin nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dung môi pha mực in là gì - Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực in là gì? Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực hiện được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công...

Xem thêm
Tẩy băng keo bằng nước rửa chén

[Khám phá] Top 7+ cách tẩy băng keo hiệu quả tại nhà

Băng keo có thể bám dính trên nhiều loại bề mặt như tường, kình, gỗ,…...

Xem thêm
Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Cách tẩy mực in trên giấy như thế nào? Đôi lúc bạn muốn tẩy một số điểm...

Xem thêm
Copyright Phunuplus