In offset là gì? In offset có những ưu, nhược điểm như thế nào so với các công nghệ in ấn khác? Đây có lẽ là những vấn đề được khá nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về công nghệ in này.
Để có câu trả lời cho những vấn đề này, các bạn hãy SIC khám phá và tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây ngay nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
In offset là gì?
In offset là kỹ thuật in thực hiện in các hình ảnh dính mực lên các tấm cao su offset. Sau đấy, người ta sẽ tiến hành ép bề mặt dính mực in của tấm cao su lên trên bề mặt sản phẩm cần in và ép chặt. Từ đó, mực in sẽ dính lên sản phẩm thay vì in trực tiếp và tránh được tình trạng nước dính lên vật liệu in theo mực khi dùng với thạch bản.
Công nghệ in offset là một trong những kỹ thuật in rất được ưa chuộng hiện nay bởi nó này khắc phục được những hạn chế của kiểu in truyền thống.
Nguyên lý của công nghệ in Offset
Vậy in offset là nguyên lý in gì? In ấn Offset là phương pháp in phẳng, nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in này dựa trên các phần tử in bị quang hóa. Điều này có nghĩa là những thông tin, hình ảnh của vật liệu in có tính chất quang hóa.
Nhờ tính chất này, những phần tử in này sẽ bắt các loại mực in offset trong quá trình in ấn. Đồng thời, những phần tử còn lại sẽ bắt lấy các phần tử nước, giúp cho quá trình in diễn ra dễ dàng và sản phẩm sau in cũng đạt chất lượng cao.
Những ưu, nhược điểm của kỹ thuật in Offset
Cùng với in UV, kỹ thuật in này ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong in ấn. Vậy tại sao nó lại được ưa chuộng đến vậy? Cùng SIC tìm hiểu ngay những ưu, nhược điểm của công nghệ in này ngay nhé:
Ưu điểm
Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của kỹ thuật in ấn offset mà các bạn không thể không biết:
- Chất lượng thông tin, hình ảnh sau in có độ nét cao. Đồng thời, các sản phẩm sau in sạch hơn so với hình thức in trực tiếp từ bản in lên giấy. Bởi các miếng cao su offset áp đều lên bề mặt cần in và tránh được tình trạng lem mực, loang mực,…
- Kỹ thuật này có thể ứng dụng trên nhiều vật liệu in, kể cả những bề in không bằng phẳng. Chẳng hạn như: gỗ, giấy thô nhám,….)
- Việc sử dụng công nghệ in này giảm thiểu được khá lớn sức mạnh nhân lực cùng với hiệu quả và độ chính xác cao.
- Các bản in có thời gian sử dụng lâu dài, từ đó bạn có thể tiết kiệm nhiều chi phí chế tạo bản in mới. Bởi các bản in không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt sản phẩm cần in, giúp giảm tỷ lệ hao mòn.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, công nghệ in này vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế đó là:
- Khác với kỹ thuật in flexo, kỹ thuật in này không thích hợp với những đơn hàng có số lượng ít: chi phí đầu tư khá lớn, từ đó sẽ ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm sau in ấn. Vậy in offset và in flexo có gì khác nhau? Để tìm hiểu chi tiết vấn đề này, các bạn có thể tham khảo và tìm hiểu chi tiết tại website Sieuthinganhin nhé!
- Thời gian chuẩn bị trước khi in tương đối lâu
- Bản in cần được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi in: bởi nếu trong quá trình in mới phát hiện bản in lỗi thì sẽ phải hủy số lượng lớn sản phẩm in. Điều này gây tốn khá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức khi phải bắt đầu lại từ đầu
Ứng dụng của công nghệ in Offset
Công nghệ in offset ra đời đã được khai thác và ứng dụng trong hầu hết các ngành nghề in ấn thương mại như: in ấn bao bì, name card, nhãn mác,… Cụ thể ứng dụng của kỹ thuật in này trong cuộc sống như sau:
- Ứng dụng trên những loại giấy không tráng phủ ( loại giấy có bề mặt nhám, không láng mịn) với các sản phẩm như: báo giấy, sách vở thông thường, in hóa đơn, in lịch độc quyền,…
- Ứng dụng in đa dạng trên các loại giấy tráng phủ ( loại giấy có bề mặt láng mịn, độ phản xạ ánh sáng cao) với các sản phẩm in ấn đòi hỏi chất lượng hình ảnh cao. Các sản phẩm in có thể kể đến như là: tạp chí cao cấp, in brochure, in danh thiếp, thiệp mời, hộp mỹ phẩm, túi giấy,….. hay các ấn phẩm quảng cáo khác.
- Ngoài ra, nó còn được ứng dụng in trên các vật liệu in có bề mặt không quá bằng phẳng: gỗ, men sứ, thủy tinh,…. hay ứng dụng trên vỏ đĩa CD, áo mưa,…. Chất lượng các ấn phẩm sau in không thua kém gì so với các kỹ thuật in ấn khác.
Chắc hẳn với những thông tin trên, các bạn cũng đã hiểu được phần nào kỹ thuật in offset là gì? Để khám phá rõ hơn về quy trình in ấn offset, các bạn hãy cùng SIC tìm hiểu ở nội dung tiếp theo nhé!
⇒ Bên cạnh in offset, công nghệ in kỹ thuật số hiện cũng là một trong những công nghệ in phổ biến nhất hiện nay. Vậy kỹ thuật in này có đặc điểm và tính ứng dụng như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết tại website của Siêu thị ngành in SIC. |
Quy trình in Offset diễn ra như thế nào?
Quy trình in ấn offset bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Mỗi công đoạn đảm nhiệm nhiệm vụ riêng biệt, cụ thể như sau:
Bước 1: Thiết kế và chế bản in
Đây là công đoạn được thực hiện trên máy tính. Tại công đoạn này, người thiết kế sẽ tiếp nhận yêu cầu từ phía khách hàng, sau đó tiến hành thiết kế các bản vẽ. Sau khi bản vẽ được hoàn thành, hình ảnh và thông tin trên bản in sẽ được gửi đến khách hàng và chốt lại lần cuối trước khi bước sang công đoạn tiếp theo.
Bước 2: Outfilm ( Xuất film)
Khi công đoạn thiết kế bản in kết thúc, người thiết kế sẽ tiến hành xuất film. Với nguyên lý hoạt động là in từng lớp của in ấn offset, bản in sẽ được tách thành 4 lớp màu cơ bản trong hệ màu CMYK ( C – M – Y – K). Việc này giúp cho công đoạn in ấn sẽ dễ dàng và chất lượng màu sắc bản in cũng sẽ tốt hơn.
Bước 3: Phơi bản kẽm
Ở công đoạn này, người công nhân sẽ phơi từng tấm film lên trên các bản kẽm in. Mỗi bản kẽm in tương ứng với 1 lớp màu in
Bước 4: Thực hiện in ấn
Sau khi có được các bản kẽm in, người ta sẽ lắp các tấm kẽm này vào các lô máy in. Quá trình in ấn này sẽ được thực hiện từng bước một và mực in được cấp cũng tương ứng với mỗi bản kẽm in.
Bước 5: Tiến hàng gia công sau in
Ở công đoạn này, tùy theo yêu cầu của khách hàng mà các đơn vị sản xuất sẽ tiến hành gia công tương ứng. Một số kỹ thuật gia công phổ biến như là : bế, cán màng, cắt, ép kim nhũ,… Điều này giúp cho ấn phẩm sau in ấn nâng cao được tính thẩm mỹ cũng như chất lượng.
Nên sử dụng kỹ thuật in Offset khi nào?
Để có thể có thể biết nên lựa chọn kỹ thuật in ấn Offset khi nào, các bạn có thể căn cứ theo 2 yếu tố chính như sau:
Số lượng bản in
Khi áp dụng in ấn Offset, số lượng bản in lớn thường sẽ tiết kiệm nhiều chi phí hơn so với số lượng bản in nhỏ. Do đó, doanh nghiệp khi cần in số lượng lớn với nội dung thông tin giống nhau thì kỹ thuật in này sẽ là lựa chọn hoàn hảo.
Chất lượng bản in
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay khi in ấn sản phẩm với nội dung in thường xuyên và liên tục thay đổi thì sẽ lựa chọn kỹ thuật in kỹ thuật số. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp cần đòi hỏi sự đồng đều và không quá yêu cầu cao về chất lượng bản in thì sẽ lựa chọn in ấn Offset.
Như vậy, trên đây là những thông tin cơ bản nhất về in Offset mà SIC đã chia sẻ đến các bạn. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích nhất giúp các bạn hiểu rõ hơn in Offset là công nghệ in gì? cũng như lựa chọn được phương pháp in ấn nhất phù hợp với sản phẩm của mình.
CÓ THỂ BẠN ĐANG QUAN TÂM: |