Hiện nay, vải không dệt là một trong những xu hướng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Vậy vải không dệt là gì? Loại vải này sở hữu những ưu nhược điểm như thế nào. Cùng Siêu thị ngành in SIC tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây ngay nhé.
NỘI DUNG CHÍNH
Vải không dệt là gì?
Vải không dệt làm từ gì? có lẽ là thắc mắc của không ít người khi tìm hiểu các loại vải phổ biến hiện nay. Loại vải này được tạo thành từ các hạt nhựa tổng hợp cùng với một số thành phần bổ sung khác tương ứng với sản phẩm. Loại vải này được liên kết với nhau bằng các chất dính hoặc nhiệt cơ từ các loại máy móc hiện đại. Sau khi kết dính, chúng sẽ trải qua quá trình kéo sợi và đan xen với nhau tạo thành những tấm vải mỏng, có độ bền cao.
Quy trình sản xuất loại vải này như sau:
- Bước 1: Tạo màng: Màng vải sẽ được tạo thành thông qua phương pháp ướt hoặc khí cùng với sự kết hợp của máy trải để tạo màng.
- Bước 2: Xếp màng xơ: Các sợi vải tổng hợp sẽ được xếp ngang nhau và kéo dãn trên máy. Từ đó, chúng sẽ được trộn và uốn thành các màng xơ.
- Bước 3: Liên kết màng: Bằng các phương pháp như xuyên kim, dùng sóng siêu âm, kết dính nhiệt,… các màng xơ sẽ được liên kết chặt chẽ với nhau. Tùy vào mục đích sử dụng mà các đơn vị sản xuất sẽ lựa chọn phương pháp liên kết phù hợp.
- Bước 4: Xử lý thành phẩm: Vải sẽ được hoàn tất bằng phương pháp tráng phủ và đốt lên bề mặt vải. Sau đó, sẽ được in và dát mỏng theo yêu cầu của khách hàng.
Những ưu, nhược điểm của vải không dệt
Để hiểu rõ hơn về các loại vải không dệt các bạn cần nắm được những ưu, nhược điểm sau đây:
Ưu điểm
Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của tất cả các loại vải này mà các bạn có thể tham khảo:
- Khả năng chịu lực tốt, độ bền cao: nhờ đặc tính của các hạt nhựa tổng hợp, loại vải này có thể chịu được trọng tải từ 3 – 10kg. Từ đó, người dùng có thể đa dạng mục đích sử dụng ủa mình.
- Thân thiện, an toàn với môi trường: bởi vải này có khả năng tự phân hủy, sau khi chôn xuống môi trường đất tự nhiên sẽ không gây ô nhiễm môi trường. Thời gian mà loại vải này phân hủy thường là 5 – 7 năm.
- Giá thành không quá cao: bởi được sản xuất từ các hạt nhựa nên chi phí khi sản xuất loại vải này khá thấp, từ đó làm giảm chi phí sản xuất và đóng gói. Tuy mực giá có chênh lệch so với những chất liệu khác nhưng chất lượng của vải không hề thua kém chút nào.
- Màu sắc đồng đều: hạt Polypropylene là thành phần chính tạo nên vải. Do đó, các đơn vị sản xuất có thể dễ dàng điều chỉnh màu sắc phù hợp nhất mà không phải nhuộm hay dệt vải.
- In ấn thuận tiện: loại vải này có thể dễ dàng in ấn thông tin trên bề mặt với khả năng hiển thị hình ảnh rõ nét.
Nhược điểm
Tuy có khá nhiều những ưu điểm nổi bật nhưng loại vải này vẫn có một số nhược điểm:
- Thời gian sử dụng vải ngắn: do khả năng thấm hút tốt và dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên nên loại vải này không thể trong bảo quản trong thời gian dài.
- Độ bền kém và dễ bị biến đổi khi gặp môi trường nước
Một số ứng dụng của vải không dệt trong cuộc sống
Để giải đáp thắc mắc vải không dệt dùng để làm gì?, các bạn có thể tham khảo một số ứng dụng nổi bật của vải không dệt trong cuộc sống dưới đây:
Ngành nông nghiệp
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, vải được sử dụng với mục đích chủ yếu:
- Ngăn côn trùng
- Bảo vệ hoa màu, tránh tác hại của sâu bệnh.
- Tạo môi trường ẩm giúp hạt nảy mầm nhanh hơn,…
Ngoài ra, loại vải này cũng khá nhẹ nên có thể dùng trong canh tác mà không mất quá nhiều công sức.
Ngành y tế
Đối với lĩnh vực y tế, cần sử dụng những sản phẩm tiếp xúc da an toàn và dễ dàng phân hủy sau khi sử dụng. Do đó, vải thường được dùng chủ yếu để sản xuất các loại áo phẫu thuật, áo cách ly,… dành cho các y bác sĩ. Nổi bật nhất chính là các loại khẩu trang được sử dụng hằng ngày.
Ngành công nghiệp may mặc
Loại vải này với tính dẻo dai và in ấn tốt thường thích hợp để sản xuất các loại túi vải khi kết hợp với máy cắt viền cuộn như túi quảng cáo, túi quà tặng,… Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như đế giày, lót giày, miếng lót quần áo,… Tùy theo mục đích và nhu cầu, người sử dụng sẽ lựa chọn loại vải phù hợp nhất.
Lĩnh vực bảo hộ lao động
Các sản phẩm sản xuất từ loại vải này trong lĩnh vực bảo hộ lao động đều đảm bảo tính an toàn cao. Một số sản phẩm nổi bật như: găng tay, mặt nạ chống bụi, giày bảo hộ, quần áo bảo hộ,…
Ngành hàng không
Đối với lĩnh vực hàng không vải sẽ được sử dụng để tạo ra các sản phẩm như: đồ nội thất máy bay, đồ dùng một lần cho khách hàng,… Nhờ tính chất khó cháy, nhẹ và thuận tiện khi sử dụng mà chúng ngày càng được ưa chuộng trong cuộc sống.
Vải không dệt có mấy loại?
Dựa theo đặc tính và quy trình sản xuất túi vải không dệt, loại vải này hiện được chia thành các loại cơ bản sau:
Vải không dệt Spunlace
Loại vải này được tạo ra từ việc sản xuất trực tiếp từ các miếng polyme, các xơ ngắn (hoặc filament tạo ra một mạng lưới nhờ tác động của khí hay cơ học). Sau khi trải qua quá trình kéo sợi, cán nóng hoặc đam kim thì sẽ tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Vải không dệt liên kết nhiệt
Vải liên kết nhiệt được sản xuất theo quy trình sau: thêm chất liệu phụ gia dạng sợi (hoặc dính vào mạng sợi). Tiếp đến, gia cố mạng thành tấm vải hoàn chỉnh thông qua quá trình gia nhiệt và làm nguội.
Vải không dệt ướt
Quy trình sản xuất vải ướt như sau: tạo một nguyên liệu sợi đặt trong môi trường nước nhằm tạo thành các sợi đơn. Tiếp theo, trộn các nguyên liệu sợi tổng hợp với nhau tạo thành hỗn hợp sợi. Cuối cùng, hỗn hợp sợi này sẽ được di chuyển đến cơ chế tạo màng, lúc này sợi ở trạng thái ướt sẽ được liên kết thành vải.
Vải không dệt Stitch
Đây là dạng vải khô với quy trình sản xuất ứng dụng cấu trúc vòng sợi dệt kim dọc để gia cố (lưới sợi, lớp sợi và các vật liệu không dệt như lá nhựa, tấm nhựa,…). Đồng thời kết hợp chúng với nhau để tạo thành sản phẩm cuối cùng.
Vải không dệt Spunbond
Vải Spunbond được sản xuất theo quy trình như sau: Đầu tiên, tiến hành ép đùn và kéo sợi polymer để tạo thành các sợi liên tục và thực hiện kết thành lưới. Sau khi kết lưới, lưới sẽ được xử lý thành vải nhờ phương pháp kết dính, liên kết cơ học, hóa học và liên kết nhiệt.
Như vậy, qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã hiểu vải không dệt là vải gì cũng như những ứng dụng của vải không dệt trong cuộc sống. SIC mong rằng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về loại vải này.