In chuyển nhiệt là một trong những kỹ thuật in cao cấp phổ biến nhất hiện nay. Vậy kỹ thuật in nhiệt trên vải có gì nổi bật? Quy trình in chuyển nhiệt trên vải diễn ra thế nào? Hãy cùng SIC tìm hiểu ngay thôi!
NỘI DUNG CHÍNH
Ưu điểm của kỹ thuật in chuyển nhiệt trên vải
So với những kỹ thuật in ấn khác thì in chuyển nhiệt trên các sản phẩm có gì nổi bật? Dưới đây là một số ưu điểm của kỹ thuật in nhiệt trên vải mà các bạn không thể không biết:
- Chất lượng hình ảnh sau in sắc nét, bền màu. Sản phẩm vải sau khi in ấn có thể giặt giũ, ủi trực tiếp mà không sợ ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của hình ảnh
- Tốc độ in chuyển nhiệt nhanh, hiện tại nó nhanh gấp nhiều lần so với công nghệ in phun màu. Với kỹ thuật in này, người sản xuất có thể in hàng nghìn các sản phẩm vải mỗi ngày. Từ đó, giúp người dùng dịch vụ tiết kiệm được khá nhiều chi phí
- Khách hàng có thể thỏa sức sáng tạo hình ảnh theo phong cách riêng của mình. Chính vì vậy, kỹ thuật in này thường được các công ty may mặc ứng dụng để in ấn các mẫu hình ảnh 3D trên áo thun với đa dạng các loại vải,…
⇒ Cùng với in chuyển nhiệt trên vải, kỹ thuật in flexo cũng là kỹ thuật in được đánh giá khá cao với nhiều tính ứng dụng. Vì vậy, các bạn cũng có thể tham khảo thêm kỹ thuật in này để có thể lựa chọn được kỹ thuật in phù hợp nhất với mình nhé! |
Những vật tư cần thiết khi in
Kỹ thuật in chuyển nhiệt trên vải cotton thường sử dụng các vật liệu chuyên dụng trong ngành in. Để in chuyển nhiệt cần khá nhiều máy móc để có thể in ấn ra những sản phẩm vải in chất lượng, cụ thể là:
- Máy in chuyển nhiệt: là loại máy in kỹ thuật số, có thể in ấn đa màu và sử dụng mực in chuyên dụng
- Mực in chuyển nhiệt: đây là dòng mực có độ bền màu khá cao, được sử dụng dưới sự tác động của nhiệt độ cao
- Giấy in chuyển nhiệt: đây là loại giấy đặc thù được sử dụng trong in chuyển nhiệt. Giấy in chuyển nhiệt được phủ một lớp keo thuốc có khả năng lưu trữ tạm thời phần nội dung cần in trên giấy, sau đó chuyển toàn bộ nội dung sang vải thông qua máy ép nhiệt
- Máy ép nhiệt: loại máy này hoạt động theo cơ chế lực ép và nhiệt độ nhằm giúp hai vật thể in có thể liên kết với nhau dưới tác dụng của lực ép. Máy ép nhiệt hiện khác đa dạng, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà người sản xuất sẽ lựa chọn loại máy phù hợp nhất.
Quy trình thực hiện in chuyển nhiệt trên vải
Quy trình in chuyển nhiệt trên vải diễn ra theo trình tự như sau:
- Bước 1: Điều chỉnh nhiệt độ và thời gian ép trên máy ép nhiệt. Tùy theo chất lượng cũng như độ dày mỏng của giấy in chuyển nhiệt mà người sản xuất sẽ điều chỉnh nhiệt độ tăng giảm phù hợp nhất. Thông thường, nhiệt độ trung bình khi tiến hành in nhiệt trên vải là khoảng 150 độ C và thời gian in ấn có thể lên đến 90 giây.
- Bước 2: Đưa sản phẩm vải cần in lên bàn ép. Lúc này, họ sẽ phủ phụ gia lên trên vải in sao cho chúng được ướt đều. Tuy nhiên, khi sử dụng các chất phụ gia, các bạn cũng cần lưu ý tránh các chất phụ gia làm ố vàng vải sau khi ép nhé.
- Bước 3: Sử dụng giấy in chuyển nhiệt có chứa hình ảnh in đặt vào vị trí cần in trên vải. Sau đó, tiến hành ép nhiệt theo nhiệt độ và thời gian đã được cài đặt sẵn
- Bước 4: Đợi cho đến khi máy ép báo hiệu quá trình ép in kết thúc, lấy sản phẩm in ấn ra và để nguội.
Những lưu ý đối với kỹ thuật in chuyển nhiệt trên vải
Để đảm bảo nhận được kết quả in như mong muốn, các bạn cần lưu ý một vài vấn đề nhỏ như sau:
- Lựa chọn chế độ in: bạn nên lựa chọn chế độ in đậm bởi khi đó giấy in chuyển nhiệt mới nhận được lượng mực tốt và nhiều nhất. Hơn nữa, các bạn cũng nên sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm in ArcoRip để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Lựa chọn loại giấy in chuyển nhiệt chuyên dụng, chất lượng cao và có khả năng thẩm thấu mực tốt
- Màu in ấn: điều chỉnh và phối màu in phù hợp với tỷ lệ màu được ghi trên sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng màu in chuẩn màu nhất
- Gọn gàng, sạch sẽ trước khi quét màu in trên vải: điều này giúp đảm bảo hình in tránh được các vấn đề khi in ( bụi bẩn, chất phụ gia làm ố bẩn,…..)
Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về kỹ thuật in chuyển nhiệt trên vải mà SIC muốn chia sẻ đến các bạn. Mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp các bạn lựa chọn được kỹ thuật in trên vải phù hợp với sản phẩm và mục đích của doanh nghiệp mình. Ngoài ra, để khám phá và
tìm hiểu rõ hơn về các kỹ thuật in ấn khác, các bạn hãy truy cập vào website của SIC ngay nhé!
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC: |