Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng

In chuyển nhiệt là gì? – Quy trình in chuyển nhiệt

[Tìm hiểu] In chuyển nhiệt là gì - Quy trình in chuyển nhiệt

In chuyển nhiệt là một trong những kỹ thuật in ấn được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay. Vậy in chuyển nhiệt là gì? Phương pháp in ấn này có ưu, nhược điểm như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây của SIC để được giải đáp ngay nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

NỘI DUNG CHÍNH

In chuyển nhiệt là gì?

In chuyển nhiệt là gì
in chuyển nhiệt là gì

In chuyển nhiệt là kỹ thuật in sử dụng nhiệt độ cao và thuốc nhuộm rắn để tạo ra những ấn phẩm với hình ảnh chất lượng cao. Kỹ thuật in này thường sử dụng các vật tự chuyên dụng trong ngành như: mực chuyển nhiệt, giấy chuyển nhiệt, ….thông qua máy ép để đưa hình ảnh sang các vật liệu in khác.

Công nghệ in chuyển nhiệt thường được sử dụng trong nhiều ngành nghề sản xuất như: thời trang, thiết kế nội thất, mỹ thuật,…, đặc biệt là các dịch vụ quảng cáo, in áo,..

Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in chuyển nhiệt

Vậy nguyên lý in chuyển nhiệt như thế nào? Ở phương pháp in ấn này, giấy chuyển nhiệt đóng vai trò là một vật dẫn trung gian, giúp chuyển hình ảnh từ file thiết kế sang các vật liệu cần in khác. Vì vậy, in nhiệt bao gồm các bước cơ bản sau:

  • Trước khi in, dưới sức nóng của nhiệt độ, mực sẽ bốc hơi và bám vào giấy chuyển nhiệt. Sau một khoảng thời gian, mực sẽ nguội, khô và cứng lại trên giấy. 
  • Sau đó, cường độ màu sẽ được thay đổi khi máy cảm biến chính xác về nhiệt độ. Máy in sẽ chuyển màu sắc xuống liên tục trên giấy nhằm tạo ra hình ảnh trung thực và sắc nét nhất. 
  • Cuối cùng, máy ép nhiệt sẽ chuyển hình ảnh từ giấy sang các vật liệu cần in.
⇒ Khám phá ngay: Máy in phun và in laser cái nào tốt hơn? Nên lựa chọn dòng máy in nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết tại chuyên mục tin tức của Sieuthinganhin.

Những ưu, nhược điểm của công nghệ in chuyển nhiệt

Việc hiểu rõ những ưu, nhược điểm của các phương pháp in ấn sẽ giúp các bạn có thể lựa chọn được phương pháp in phù hợp với sản phẩm của mình. Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của kỹ thuật in chuyển nhiệt mà các bạn có thể tham khảo:

Những ưu, nhược điểm của công nghệ in chuyển nhiệt
những ưu, nhược điểm của công nghệ in chuyển nhiệt

Ưu điểm

Một số ưu điểm nổi bật của kỹ thuật in nhiệt mà các bạn không thể không biết:

  • Chất lượng hình ảnh in tốt, sắc nét với màu sắc tươi sáng và rất bền màu
  • In đa dạng trên nhiều vật liệu in khác nhau như: áo thun, in ly sứ, thủy tinh, in tranh kính,..
  • Chi phí in thấp, giá thành nguyên vật liệu đầu vào không quá cao
  • Quá trình vận hành in dễ dàng, thuận tiện
  • Tiết kiệm khá nhiều thời gian in ấn với số lượng nhân công vận hành máy không quá lớn
  • Công đoạn chuẩn bị đơn giản, không quá phức tạp

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, kỹ thuật in này vẫn có một số hạn chế như:

  • Vật liệu sử dụng in khá giới hạn, chỉ áp dụng in với những vật liệu thông thường
  • Máy in nhiệt chỉ thích hợp in với những sản phẩm có số lượng in nhỏ lẻ
  • Tuy hoạt động theo mô hình tự động hóa, nhưng kỹ thuật in này vẫn chưa thực sự phát huy hết ưu điểm này
  • Không phải tất cả các chất liệu in đều được mực bám dính tốt. Nếu các bạn đang tìm kiếm kỹ thuật in có thể đáp ứng tốt yêu cầu này, có thể tìm hiểu chi tiết kỹ thuật in 3d nhé!

Tìm hiểu một số công nghệ in chuyển nhiệt phổ biến

Dưới đây là quy trình in chuyển nhiệt của 3 công nghệ in nhiệt nổi bật mà các bạn có thể biết:

In chuyển nhiệt trên những loại áo sáng màu

Thiết bị sử dụng: giấy chuyển nhiệt, máy in nhiệt, máy ép nhiệt và một chiếc áo thun sáng màu. 

Quy trình in ấn như sau

  • Bước 1: Chuyển hình ảnh từ file thiết kế sang giấy chuyển nhiệt dưới tác động của máy in nhiệt ( sử dụng in ngược file)
  • Bước 2: Sử dụng máy ép nhiệt phẳng, cài đặt máy với nhiệt độ, thời gian ép tương ứng với sản phẩm được ép
  • Bước 3: Khi máy ép đạt đến nhiệt độ đã cài đặt, tiến hành đặt phôi áo lên mâm. Từ đó, up file hình ảnh trên giấy chuyển nhiệt lên vị trí áo cần in
  • Bước 4: Thực hiện ép chậm trên máy cho đến khi thời gian cài đặt trên máy chạy lùi dần về số 0
  • Bước 5: Sau khi ép xong, máy sẽ phát tín hiệu thông báo. Lúc này, các bạn chỉ cần mở mâm và lấy sản phẩm hoàn thiện ra bên ngoài.
Tìm hiểu một số công nghệ in chuyển nhiệt phổ biến
tìm hiểu một số công nghệ in chuyển nhiệt phổ biến

In chuyển nhiệt trên các loại áo tối màu

Thiết bị sử dụng: máy tính, máy in nhiệt, máy cắt decal, máy ép nhiệt, giấy chuyển nhiệt Jetpro và chiếc áo tối màu

Quy trình in ấn như sau:

  • Bước 1: Sử dụng máy in nhiệt in file hình ảnh đã được thiết kế từ trước sang giấy chuyển nhiệt 3g Jet – Opaque ( lưu ý không in ngược file)
  • Bước 2: Dùng máy cắt decal để cắt hình ảnh trên giấy chuyển nhiệt Jetpro theo file thiết kế sẵn trên máy
  • Bước 3: Tiến hành dùng máy ép nhiệt phẳng, sau đó cài đặt thời gian và nhiệt độ tương ứng
  • Bước 4: Ép chặt mâm trên máy ép nhiệt, đợi đến khi máy chạy lùi về 0
  • Bước 5: Chờ đợi đến khi máy phát ra tín hiệu, mở mâm máy và lấy sản phẩm đã hoàn thiện ra ngoài

In chuyển nhiệt trên ly sứ

Thiết bị sử dụng: giấy chuyển nhiệt, máy in nhiệt, máy ép nhiệt ly sứ, băng keo nhiệt và ly sứ dùng để in chuyển nhiệt

Quy trình in ấn như sau: 

  • Bước 1: Sử dụng máy in nhiệt để in file hình ảnh đã thiết kế ra giấy in nhiệt với cách in ngược file
  • Bước 2: Cắt hình ảnh giấy chuyển nhiệt tương ứng với kích thước ly sứ
  • Bước 3: Mở máy ép ly sứ và cài đặt chế độ phù hợp
  • Bước 4: Thực hiện cố định giấy chuyển nhiệt vừa cắt lên bề mặt ly sứ bằng băng keo nhiệt
  • Bước 5: Đặt ly vào khuôn ép của máy ép nhiệt, sau đó gạt cần ép sao cho thật chặt, tránh ly tụt ra ngoài
  • Bước 6: Lấy sản phẩm hoàn thiện ra ngoài sau khi máy phát tín hiệu hoàn thành. Các bạn nên lưu ý sử dụng bao tay cách nhiệt để đảm bảo an toàn khi in ấn nhé.

Trên đây là những thông tin cơ bản về in chuyển nhiệt cũng như ứng dụng in ấn của nó trong cuộc sống hiện nay. Hi vọng rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp các bạn có thể lựa chọn được kỹ thuật in ấn phù hợp nhất. Cùng với in chuyển nhiệt, in flexo là gì? hiện cũng là thắc mắc của không ít người khi tìm hiểu các kỹ thuật in. Để giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề này, các bạn có thể truy cập vào website Sieuthinganhin để tìm hiểu ngay nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dung môi pha mực in là gì - Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực in là gì? Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực hiện được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công...

Xem thêm
Tẩy băng keo bằng nước rửa chén

[Khám phá] Top 7+ cách tẩy băng keo hiệu quả tại nhà

Băng keo có thể bám dính trên nhiều loại bề mặt như tường, kình, gỗ,…...

Xem thêm
Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Cách tẩy mực in trên giấy như thế nào? Đôi lúc bạn muốn tẩy một số điểm...

Xem thêm
Copyright Phunuplus