Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng

[Bật mí] Top 10+ kỹ thuật in ấn phổ biến nhất hiện nay

Một số kỹ thuật in ấn

Ngày nay, in ấn là một trong những hình thức quảng bá hình ảnh doanh nghiệp rất tốt. Đây cũng là một trong những lý do tại sao in ấn được rất nhiều người quan tâm. Vậy kỹ thuật in là gì? Những kỹ thuật in hiện nay có gì khác nhau? Các bạn hãy cùng Siêu thị ngành in SIC khám phá và tìm hiểu ngay nhé!

NỘI DUNG CHÍNH

Nguồn gốc của các kỹ thuật in ấn

Nguồn gốc của các kỹ thuật in ấn
Nguồn gốc của các kỹ thuật in ấn

In ấn là một ngành nghề không hề mới nhưng nó đã có lịch sử rất lâu đời từ những hình thức in ấn đơn giản nhất cho đến máy móc in ấn hiện đại. In ấn là quá trình tạo ra chữ hoặc hình ảnh trên bề mặt các vật liệu khác nhau như: giấy, bìa carton, túi giấy, vải,….cùng với một chất liệu in khác gọi là mực in.

Có thể nói rằng, in ấn sơ khai nhất được xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc từ trước những năm 220 sau Công Nguyên. In ấn lúc này được âm bản khắc bằng gỗ ( nghĩa là các bản in sẽ được in ra dựa trên các bản khắc chữ nổi trên bề mặt các miếng gỗ.

Đến năm 1436, phát minh của Johannes Gutenberg đã tạo nên một bước ngoặt mới trong lĩnh vực in ấn khi tạo ra kỹ thuật in bằng chữ kim loại và có thể dịch chuyển được. Cho đến nay, các máy in hiện đại đều được sử dụng các công nghệ in ấn hiện đại dựa trên ý tưởng này.

Các kỹ thuật in ấn phổ biến

Công nghệ ngày càng phát triển, cùng với đó các công nghệ in ấn hiện nay cũng ngày càng đa dạng nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Dưới đây là một số kỹ thuật in phổ biến hiện nay mà các bạn có thể biết:

Kỹ thuật in offset

Đây là kỹ thuật in hiện đại và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Với công nghệ in offset, các hình ảnh dính mực sẽ được ép lên các tấm cao su trước rồi sau đó mới tiến hành ép miếng cao su lên trên bề mặt sản phẩm cần in. 

In offset không chỉ được áp dụng in trên giấy, sách, văn phòng phẩm,… mà thậm chí có thể in trên bề mặt các vật liệu thô ráp như: gỗ, canvas, vải,… Bên cạnh đó, các sản phẩm sau in cũng có chất lượng và hình ảnh vô cùng sắc nét.

Kỹ thuật in flexo

Kỹ thuật in flexo
Kỹ thuật in flexo

In flexo là công nghệ in có bản in nổi được tạo thành từ cao su hoặc nhựa polyme. Các phần tử cần in sẽ có bề mặt nổi cao hơn so với các phần tử không in trên bản in. Hình ảnh trên khuôn in sẽ ngược chiều và nó được cấp mực in bằng trục anilox. Sau đó, với sự trợ giúp của trục anilox và dao gạt, mực sẽ được in trực tiếp lên bề mặt in qua quá trình ép in.

Công nghệ in flexo có thể ứng dụng in trên nhiều vật liệu khác nhau như: giấy bạc, nhựa, tem nhãn, thùng carton, bao bì,…đặc biệt là các sản phẩm in có dạng cuộn. 

Kỹ thuật in lụa

In lụa là công nghệ in khá thông dụng trong in ấn. In lụa hoạt động dựa trên nguyên lý mực được thấm qua tấm lưới và in lên bề mặt sản phẩm cần in. Để làm được điều này, trước đó người ta phải bịt kín một số mắt lưới khác bởi một loại hóa chất chuyên dùng. 

In lưới thường có tốc độ hơi chậm nhưng có thể áp dụng đa dạng cho nhiều vật liệu in khác nhau. Ví dụ như: vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, bản mạch điện tử, túi nilon, bóng bay,…. Đặc biệt, in lụa còn có thể sử dụng thay thế cho phương pháp vẽ dưới men khi sản xuất gạch men.

Kỹ thuật in ống đồng

In ống đồng ( in lõm) có cấu tạo bao gồm một trục đồng được thiết kế với bề mặt khắc các phần tử in lõm xuống và các phần tử in nổi bên trên. Khi bộ phận cấp mực đổ mực lên trên bề mặt trục đồng thì các hạt mực sẽ được chứa trong các phần tử lõm. Để tránh tình trạng mực bị tràn, sẽ có một dao gạt để làm sạch mực thừa. Cuối cùng, trục ống đồng sẽ trực tiếp in lên bề mặt sản phẩm cần in để tạo ra hình ảnh.

Công nghệ in ống đồng chủ yếu được sử dụng in bao bì màng nhựa, hay in các chất liệu nhựa dạng cuộn

Kỹ thuật in UV

khám phá kỹ thuật in UV
khám phá kỹ thuật in UV

In UV là hình thức in sử dụng tia cực tím để làm khô mực khi in. Đây là một trong những công nghệ in ấn tiết kiệm khá nhiều thời gian và màu sắc cũng vô cùng sắc nét. Quá trình xử lý uv khá độc đáo với tốc độ in nhanh chóng và khả năng mực in thấm vào các vật liệu tương đối hiệu quả. Các sản phẩm thông thường cũng bởi vì công nghệ in này mà trở thành những sản phẩm có chất lượng cao và thu hút nhiều sự chú ý.

Các vật liệu thường được sử dụng in UV bào gồm: bản tin, tờ rơi, áp phích quảng cáo, tạp chí, văn phòng phẩm,….

Kỹ thuật in kỹ thuật số

In kỹ thuật số là một trong các kỹ thuật in ấn có hiệu quả in  rất nhanh chóng với số lượng sản phẩm ít. Phương pháp này sẽ in trực tiếp từ hình ảnh kỹ thuật số đến các phương tiện truyền thông. Do đó, chi phí in ấn ở kỹ thuật in này khá cao.

Hai loại máy in phổ biến nhất ứng dụng công nghệ in này đó là máy in phun và máy in laser.

Kỹ thuật in 3D

In 3D là phương pháp in ấn khá thông dụng trong những năm gần đây. Kỹ thuật này hiểu đơn giản là dạng thiết kế số hóa nhằm tạo ra các sản phẩm in ấn dưới dạng không gian 3 chiều. In 3D thường được sử dụng in ấn các sản phẩm như: quần áo, quà tặng,…

Kỹ thuật in AB

In AB được áp dụng in trên hai mặt giấy (gồm 2 mặt A và B) có nội dung khác nhau. Sau khi in mặt A, để in mặt B thì người sử dụng sẽ tiến hành thay toàn bộ bản kẽm mới và bắt đầu in.

Kỹ thuật này thường sẽ có giá thành cao hơn so với phương pháp in tự trở bởi khi in AB cần đến 2 bộ film. Công nghệ in AB thường phù hợp cho sử dụng in báo hay in catalogue. 

Kỹ thuật in thạch bản

In thạch bản ( hay in lito hoặc in đá) là một trong những phương pháp in ấn trên bề nhẵn khá phổ biến. Cùng với đó, một phương pháp in ấn tương tự khác cũng đã được phát triển nhằm sản xuất các thiết bị bán dẫn và MEMS.

Kỹ thuật in Proof

Đây là công nghệ in dùng bản in mẫu với mục đích test màu file thiết kế và độ chuẩn màu sắc của máy in. Khách hàng thường sẽ ký duyệt màu sắc các bản in thông qua các bản in proof.

Ngoài ra, bản in proof còn là tiêu chuẩn về màu sắc dùng cho in offset,  tuy nhiên không dùng để in trên các loại máy in màu với công nghệ in laser hoặc in phun.

Như vậy, Siêu thị ngành in SIC đã chia sẻ đến các bạn những thông tin chi tiết nhất về một số kỹ thuật in phổ biến hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên sẽ giúp bạn có thể lựa chọn và thực in ấn dễ dàng hơn trong quá trình làm việc. Ngoài ra, nếu các bạn đang quan tâm đến các sản phẩm máy in: máy in lưới lụa, máy in flexo,… hãy theo dõi SIC ngay để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích về các dòng máy in nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dung môi pha mực in là gì - Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực in là gì? Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực hiện được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công...

Xem thêm
Tẩy băng keo bằng nước rửa chén

[Khám phá] Top 7+ cách tẩy băng keo hiệu quả tại nhà

Băng keo có thể bám dính trên nhiều loại bề mặt như tường, kình, gỗ,…...

Xem thêm
Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Cách tẩy mực in trên giấy như thế nào? Đôi lúc bạn muốn tẩy một số điểm...

Xem thêm
Copyright Phunuplus