Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng

Dập nổi là gì? – Những lưu ý khi dập nổi mà bạn cần biết

Những thông tin chi tiết về dập nổi

Hiện nay nhiều doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật in ấn dập nổi để làm nổi bật cho sản phẩm của mình. Có thể nói phương pháp này được sử dụng phổ biến và nhiều người yêu thích. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số lưu ý nhất định mà người dùng cần biết. Cụ thể như sau: 

NỘI DUNG CHÍNH

Tìm hiểu về dập nổi

Dập nổi là gì
dập nổi là gì

Dập nổi là quy trình hoàn thiện thành phẩm in ấn sau khi nó đã được in xong. Quy trình này sẽ giúp cho sản phẩm trở nên nổi bật hơn nhờ các biểu tượng hay chi tiết trong bản in. Mặt khác nó còn giúp nhấn mạng các chi tiết quan trọng như thương hiệu mà khách hàng cần chú ý. Sau khi dập nổi logo thì sản phẩm trông sẽ độc đáo, thu hút và khác biệt hơn so với những sản phẩm in thông thường. 

Kỹ thuật này có thể áp dụng được trên nhiều chất liệu khác nhau. Chẳng hạn như: dập nổi trên vải, giấy, logo… 

Đặc điểm nổi bật của kỹ thuật dập nổi

Kỹ thuật dập nổi là kỹ thuật làm nổi 1 vùng hay 1 biểu tượng, chi tiết nào đó trong bản in lên trên mặt phẳng. Về màu sắc thì sẽ có chung 4 màu sắc gồm CMYK và màu Pantone (PMS). Kích thước sẽ phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của khách hàng. Tuy nhiên so với sản phẩm thì nó phải có thước phù hợp. Ngoài ra người làm còn có thể kết hợp thêm cán màng bóng mờ hoặc phun UV để tăng thêm chất lượng của sản phẩm.

Quy trình thực hiện dập nổi diễn ra như thế nào?

Quy trình dập nổi diễn ra như thế nào
quy trình dập nổi diễn ra như thế nào

Để tạo ra được hình ảnh, tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo thì cần có quy trình thực hiện chuẩn xác. Quy trình thực hiện dập hình nổi sẽ cần khuôn kim loại và máy chuyên dụng. Cụ thể các bước thực hiện như sau: 

Thiết kế và tạo nên ý tưởng mẫu in 

Dựa vào ý tưởng của khách hàng mà công ty cung cấp dịch vụ in ấn sẽ phác thảo hình ảnh tương ứng trên phần mềm thiết kế. Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng mà chỉnh sửa cho đến khi khách hàng cảm thấy ưng ý nhất.  

Lựa chọn màu in

Nếu bạn in không sử dụng thêm màu đối với mẫu in dập nổi trên giấy thì sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Có nghĩa là phần tử in sẽ mang màu sắc của lớp nền. Tuy nhiên nhược điểm của nó là làm giảm mất sự sắc nét của chữ in nổi. Vì vậy để các phần tử in thật sự nổi bật thì bạn hãy cho thêm một chút màu sắc để nó trở nên tươi mới hơn. 

Công đoạn tạo khuôn

Sau khi đã có ý tưởng, bản thiết kế và màu sắc ưng ý thì sẽ tiến hành đặt khuôn mẫu dựa trên mẫu thiết kế của bạn. Đa phần khuôn mẫu thì sẽ có giá thành rất cao và không được sử dụng phổ biến. Do đó khi in thì bạn nên in với số lượng lớn để tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả. Điều này cũng giúp bạn hạ được giá thành in xuống mức thấp nhất. 

Công đoạn cắt chi tiết

Sau khi đã hoàn thành tạo khuôn thì sẽ tiến hành cắt bằng máy laser để tạo hình. Nếu bạn là khách hàng thì cần trao đổi với thợ in hoặc những người đã có kinh nghiệm trong ngành in ấn để tạo ra được kết quả tốt nhất.

Công đoạn in dập hình, chữ nổi

Ở công đoạn này sẽ được thực hiện ngay sau khi duyệt khuôn và cắt chi tiết theo đúng tỷ lệ và kích cỡ đã được thiết kế từ trước. 

Đối với kỹ thuật in dập hình nổi thì có thể được thực hiện bằng phương pháp thủ công hoặc hiện đại. Trong sự phát triển khoa học công nghệ như hiện nay thì đa phần các cơ sở in ấn đều sử dụng máy móc. Không những giảm thiểu được thời gian gia công mà nó còn nâng cao được năng suất, chất lượng thành phẩm một cách tốt nhất. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Những lưu ý  khi chọn kỹ thuật dập nổi trên giấy

Những lưu ý khi dập nổi
những lưu ý khi dập nổi

Trong ngành in ấn thì kỹ thuật này đã được xuất hiện khá lâu từ trước đó. Tuy nhiên trong những năm vừa qua nó lại càng trở nên phổ biến nhờ những ưu điểm mang lại. Do đó rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn kiểu hình gia công in ấn này. Tuy nhiên kỹ thuật này cũng có một số lưu ý nhất định mà không phải ai cũng biết. Cụ thể như sau:

  • Các sản phẩm khi bế sẽ có 2 mặt là mặt dương và mặt âm. Được hiểu đơn giản là sẽ có 1 bên nổi và 1 bên chìm. Do đó khi thiết kế thì bạn cần chú ý đến những chi tiết về hình ảnh. Có thể nó sẽ bị ảnh hưởng sau khi đã gia công đấy.
  • Trong trường hợp bạn muốn in nổi 1 mặt và mặt kia không bị ảnh hưởng thì giấy bạn lựa chọn phải có độ dày lớn. Bạn có thể bồi giấy từ 3 lớp với định lượng từ 300gsm trở lên.

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ về kỹ thuật dập nổi trên giấy cùng những lưu ý khi chọn kỹ thuật này. Hy vọng rằng các bạn đã có thêm thông tin hữu ích và có được thành phẩm hoàn hảo khi áp dụng nó. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. 

5/5 - (1 bình chọn)

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dung môi pha mực in là gì - Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực in là gì? Các loại dung môi pha mực in phổ biến

Dung môi pha mực hiện được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công...

Xem thêm
Tẩy băng keo bằng nước rửa chén

[Khám phá] Top 7+ cách tẩy băng keo hiệu quả tại nhà

Băng keo có thể bám dính trên nhiều loại bề mặt như tường, kình, gỗ,…...

Xem thêm
Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Top 8 cách tẩy mực in trên giấy đơn giản, hiệu quả nhất

Cách tẩy mực in trên giấy như thế nào? Đôi lúc bạn muốn tẩy một số điểm...

Xem thêm
Copyright Phunuplus